Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Sự dũng mạnh đích thực



Chu Thập
21.05.13

Mới đây, một thước phim ngắn về cảnh một chỉ huy trưởng của lực lượng nổi dậy tại Syria cầm dao xẻ ngực của một binh sĩ chính phủ nước này để lấy trái tim và ăn ngon lành đã làm cả thế giới rúng động. Có lẽ biết sức chịu đựng có hạn của con người thời đại cho nên các đài truyền hình và ngay cả các trang mạng xã hội cũng không dám cho khán giả xem nguyên si và cận cảnh hành động man rợ này. Nó dã man và tàn ác đến độ chẳng có người nào còn có chút nhân tính có đủ can đảm và bình tĩnh để xem hết thước phim. Nó khủng khiếp đến độ chẳng có ai còn có chút lương tri mà không lên án.
Hận thù không những biến con người thành dã thú mà có lẽ còn hạ con người xuống thấp hơn cả thú vật. Loài thú ăn thịt có thể cắn xé một động vật khác, nhưng không bao giờ sát hại chính đồng loại của mình. Và mục đích của sự cắn xé nơi loài thú tựu trung là bản năng sinh tồn hơn là vì một mục đích nào khác. Xét cho cùng, chỉ có con người mới tàn ác. Và sở dĩ con người tàn ác là bởi chỉ có con người mới có hận thù.
Tôi không dám xem lại thước phim trên đây. Một phần vì nó quá khủng khiếp. Một phần vì tôi cảm thấy như thể mình cũng dự phần vào sự tàn ác ấy. Trong tình liên đới nhân loại, tôi vừa lên án sự tàn ác dã man của con người, vừa cảm thông với nỗi khổ của người đồng loại lại cũng vừa chia sẻ chính sự độc ác trong bản tính con người. Một cách nào đó, tôi cũng nhận ra chính mình trong hành động độc ác ấy.
Khi Đức Quốc Xã nổi lên, làm sao Hitler có đủ ba đầu sáu tay để đi truy lùng người Do Thái. Ngay cả đạo binh SS của Đức Quốc Xã cũng không đủ người để đi săn bắt người Do Thái. Hitler chẳng làm được gì, đạo binh SS cũng bất lực nếu không có sự tiếp tay của những ông giáo làng hiền hòa, những anh hàng thịt chơn chất, những người công nhân hiền hòa....Chính sự hận thù đã bùng dậy nơi họ và đã góp phần vào việc tàn sát những người vô tội.
Kịch bản ấy cũng đã diễn ra trong tất cả mọi chế độ cộng sản. Khi hận thù được xổ lồng thì đến con cũng có thể tố cha mẹ, vợ chồng cũng có thể bôi mặt đấu đá nhau, người thọ ân cũng có thể phản bội ân nhân của mình…Hận thù ở ngay trong con người. Nơi người này, nó xuất đầu lộ diện công khai. Nơi người kia, nó tiềm ẩn dưới nhiều dạng thức và danh nghĩa. Ở những mức độ khác nhau, nhưng hận thù không tha cho bất cứ một người nào. Nếu có một kẻ thù truyền kiếp và khủng khiếp nhứt mà mỗi người cần phải luôn đề cao cảnh giác để đối phó thì kẻ thù đó chính là lòng hận thù trong bản thân mỗi người.
Trong cuốn sách có tựa đề “Chữa trị cơn giận” (Healing Anger), Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, đã nói đến sức tàn phá của hận thù. Chẳng hạn khi lòng hận thù bùng nổ, lập tức nó chiếm ngự toàn diện con người và phá hủy sự bình an và làm cho ánh sáng của lý trí lu mờ. Sức tàn phá của hận thù về phương diện thể lý cũng thật hiển nhiên: nó làm cho ta mất ăn, mất ngủ và như vậy kéo theo vô số bệnh tật.
Tiến sĩ Redford Williams, giáo sư tại trường đại học Duke và tiến sĩ Robert Sapolsky, thuộc trường đại học Stanford, Hoa kỳ đã thực hiện những cuộc nghiên cứu chứng minh rằng sự giận dữ, cơn thịnh nộ và sự thù hận tàn phá một cách đặc biệt hệ thống tim mạch của con người. Có thể so sánh hận thù với một kẻ thù. Kẻ nội thù này không có một tác động nào khác hơn là hãm hại chúng ta. Nó là kẻ thù đích thực và tối hậu của chúng ta.
Nói chung, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, cơn giận dữ hay những tâm tư hận thù nổi dậy khi chúng ta cảm thấy bị người khác làm cho tổn thương, bị xúc phạm hoặc bị đối xử một cách bất công. Có những trường hợp người khác, vô tình hay hữu ý, gây bất công hoặc làm cho chúng ta bị tổn thương. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, cơn giận dữ hay tâm tư thù hận bộc phát mà chẳng có người nào xen vào cả.
Có những buổi trưa tôi mất ngủ vì mấy chị gà mái của tôi. Nhiều chị có thói quen đẻ vào bữa sáng. Nhưng cũng có chị chờ đúng giờ tôi lên giường ngủ trưa mới chịu vào ổ. Làm xong nhiệm vụ rồi “la làng” hay “khuyến mãi” cả làng cả xóm nghe thì chẳng có gì phải phàn nàn cả. Đàng này, có vài nàng đỏng đảnh không chịu vào ổ mà cứ đi loanh quanh hết ổ này sang ổ khác, không ưng rồi “chửi đổng” lên ai mà chẳng tức. Thế là mất giấc ngủ trưa, tôi chẳng kìm được cơn giận, cầm cây chạy ra “phang” loạn xà ngầu. Cuối cùng tiếng động do tôi tạo ra nghe còn chói tai và thô lỗ hơn tiếng cục tác của gà. Nghĩ lại mới thấy mình vô lý. Nếu biết nói, có lẽ mấy chị gà mái này sẽ bảo tôi: “Nè ông, tôi có tự nhiên mà xuất hiện trong nhà ông đâu. Chính ông là người mua trứng về ấp cho tôi chào đời, lớn lên và đẻ trứng cho ông mà”.
Cứ sau một lần “trút giận” như thế, tôi lại cảm thấy xấu hổ. Cứ như nhân tính của mình bị sút giảm. Mà đâu chỉ có nhân tính là điều mà người khác không nhận thấy. Ngay cả bộ diện bên ngoài của tôi có lẽ cũng biến dạng. Cơn giận dữ hay hận thù có thể làm cho bộ mặt và những cử động của tôi trở thành xấu xí. Trong cơn giận dữ, ai soi gương mới thấy được mình “dữ dằn” và xấu xí như thế nào. Ngoài ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma còn nói rằng khi con người để cho cơn giận dữ hay sự hận thù điều khiển, thì phần tinh túy nhứt của bộ não là khả năng phán đoán giữa đúng và sai, giữa thiện và ác cũng trở nên bất động. Chính vì khả năng phán đoán ấy không hoạt động mà con người có thể trở nên “điên dại”. Khi cơn giận dữ hay hận thù bùng nổ thì chẳng có gì có thể trở thành thuẩn đỡ cho chúng ta nữa. Giàu có cách mấy cũng nổi “điên”. Học cao hiểu rộng cỡ nào cũng “chết điếng”. Luật pháp cũng chẳng làm được gì để bảo vệ chúng ta. Ngay cả võ khí hạt nhân cũng không thể che chở chúng ta khỏi những tác hại của cơn giận và sự thù hận.
Nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng khẳng định: “Chỉ có một yếu tố duy nhứt có thể che chở hay bảo vệ chúng ta khỏi những tác động hủy hoại của cơn giận dữ và sự thù hận chính là thực thi sự khoan nhượng và kiên nhẫn”.
Khoan nhượng và kiên nhẫn hay nói chung, cảm thông và tha thứ mới là khí giới duy nhứt có thể chế ngự được cơn giận dữ và sự thù hận trong chúng ta.
Năm 1908, Mahatma Gandhi, người đã giải phóng Ấn Độ khỏi ách đô hộ của Anh Quốc bằng chủ trương tranh đấu bất bạo động, đã bị một người ấn giáo cuồng tín tấn công và gần như hạ gục. Nhưng vị cha già của dân tộc Ấn độ đã từ chối không chịu truy tố hay làm chứng chống lại kẻ muốn hãm hại ngài. Ngài nói: “Người này không biết việc mình làm. Anh ta tưởng rằng điều tôi làm là sai. Anh ta muốn chấn chỉnh theo cách thế duy nhứt mà anh ta biết. Do đó, tôi yêu cầu hủy bỏ việc truy tố anh. Tôi tin tưởng anh. Tôi sẽ thương yêu anh và chinh phục anh bằng tình thương”.
Tha thứ là điều khó làm nhứt. Và tha thứ cho chính bản thân mình là điều còn khó hơn nữa. Nhưng một khi đã có thể tha thứ cho chính mình, nghĩa là tìm lại được sự bình an trong tâm hồn và chỉ sống theo những tình cảm tích cực, thì con người mới có thể tha thứ cho người khác.
Có người nói đến “vùng hào quang” hay “vùng năng lượng” luôn toát ra từ người đang có sự bình an và dễ tha thứ cho người khác. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy có những người mà ánh mắt hay nụ cười tự nhiên tạo ra sự gần gũi, thân tình. Nhưng có kẻ chỉ mới gặp thoáng qua cũng làm cho chúng ta nghi ngại, không yên. Cứ sự thường, người không thù ghét, không tham lam, không ganh tị…tự nhiên ai thấy cũng thích. Chẳng ai nhìn một Đức Đạt Lai Lạt Ma với nụ cười chân thật, hiền hòa mà lại không đem lòng kính phục, yêu mến. Và tôi tin rằng nếu ở gần một người có tâm an bình như Ngài thì chẳng ai có thể nổi lên lòng thù hận hay giận dữ được.
Sự thù hận không những làm cho người khác xa lánh, mà cũng chẳng mang lại cho chúng ta sự an vui đích thực. Trái lại, khi tha thứ cho người xúc phạm đến chúng ta, chúng ta không những tìm lại được sự bình an mà còn cải hóa được họ. Thời kỳ phong trào bài ngoại có tên Ku Klux Klan nổi lên tại Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1860, người ta thường nhắc đến một vị mục sư da đen tên là Billup tại miền Nam nước này. Ông bị 8 người đàn ông trói vào một gốc cây và dùng giây xích để quất vào người. Cuối cùng, với thái độ mỉa mai tột cùng, họ ra lệnh cho ông cầu nguyện. Vị mục sư liền lập lại lời của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Vị mục sư không cầu nguyện cho bản thân, mà chỉ nghĩ đến những kẻ đang hành hạ mình. Lạ lùng thay, nghe lời cầu nguyện ấy, cả bọn đã bỏ đi.
Ba năm sau, vào lúc nửa đêm, vị mục sư nghe có tiếng gõ cửa. Một người thanh niên da trắng xin được vào trong nhà để nói chuyện với ông. Anh ta nói: “Thưa mục sư, mục sư không biết tôi, nhưng tôi biết mục sư. Tôi là một trong 8 người đã đánh đập mục sư…Kể từ đó, tôi như một người điên. Tôi không muốn tiếp tục sống như thế nữa”. Anh cho biết danh tánh của 7 người còn lại và đề nghị vị mục sư nên báo cho cảnh sát; anh hứa sẽ ra tòa làm chứng. Nhưng mục sư Billup trả lời rằng ông không hề có ý tố cáo với cảnh sát. Theo ông, họ cần được tha thứ hơn là gặp cảnh sát. Cảm nhận được sự tha thứ, người thanh niên cáo từ và từ đó, vị mục sư chẳng bao giờ gặp lại anh nữa.
Tha thứ thiết yếu là bày tỏ sự cảm thông. Trong tình liên đới nhân loại, mọi người đều liên kết với nhau không những trong khổ đau mà còn cả trong tội ác. Tha thứ cho người xúc phạm đến mình là cảm thông trước sự lầm lỡ và yếu đuối của người đó. Đã cảm thông tức là chia sẻ sự yếu hèn chung ấy của thân phận con người. Nơi họ, tôi cũng nhận ra một phần của tôi.
Chỉ có thái độ cảm thông ấy mới giúp cho con người thắng vượt được sự thù hận trong bản thân và có cái nhìn tích cực về sự đau khổ mà người khác có thể vô tình hay cố ý tạo ra cho mình.
Giữa kiếp đọa đày hầu như không thể tưởng tượng được, một tù nhân tại trại tập trung đức quốc xã Ravensbruck đã có một cái nhìn như thế về đau khổ. Ravensbruck là một trại tập trung dành cho nữ tù nhân, nằm ở miền Bắc nước Đức, cách Berlin khoảng 90 cây số. Trước khi bị đưa vào lò sát sinh, một nữ tù nhân đã dùng một mảnh giấy gói đồ để viết một lời cầu nguyện . Người ta đã tìm thấy mảnh giấy trên thi thể của một em bé. Lời cầu nguyện có nội dung như sau:
“Lạy Chúa, xin hãy nhớ đến không chỉ những người thiện chí mà cả những kẻ có ác ý nữa.
Xin Chúa đừng chỉ nhớ đến tất cả những nỗi khổ đau họ đã làm cho chúng con.
Xin Chúa hãy nhớ đến những hoa trái mà chúng con đã có được nhờ sự đau khổ này là tình bạn, sự chung thủy, lòng khiêm tốn, sự can đảm và quảng đại cũng như tấm lòng cao thượng xuất phát từ tất cả những điều đó.
Và khi đến ngày phán xét, xin cho tất cả những hoa trái mà chúng con đã có được sẽ là phần thưởng và sự tha thứ dành cho họ. Amen”.
Đứng trước bất công, khi thù hận bùng nổ, tôi không biết mình có đủ sức mạnh để cầu nguyện như tù nhân tại trại tập trung Ravensbruck trên đây không. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu tôi có thể cầu nguyện được như thế thì tâm của tôi mới an bình và tôi mới có thể lạc quan để vui sống.







Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Hoa Kỳ và những người vô gia cư!


25.11.16

Marge Pettitt là một trong số ít nhất 4000 người đang sống trong tình trạng vô gia cư tại Thành phố Portland, Tiểu bang Oregon. Cách đây 14 năm, người phụ nữ 59 tuổi này ly dị chồng và dắt theo đứa con gái mới một tuổi lang thang hết nơi này đến nơi khác để rồi cuối cùng lâm cảnh đầu đường xó chợ. Năm 2009, đứa con không còn chịu đựng nổi cảnh không nhà không cửa, bà đành giao nó lại cho người chồng cũ. Hiện bà đang sống trong một cộng đồng vô gia cư mà cảnh sát đe dọa sẽ dẹp bỏ bất cứ lúc nào.
Với thứ Anh ngữ pha trộn với tiếng Tây Ban Nhà, người đàn bà gốc Mễ Tây Cơ này kể lại những lần bị cảnh sát xách nhiễu, những vụ lạm dụng tình dục, nhục mạ và dĩ nhiên đói khát. Theo bà, hoàn cảnh đã biến bà thành một người đàn ông cứng rắn và thô lỗ.
Theo thống kê được tổ chức có tên là “Liên minh Toàn quốc chống Vô gia cư” công bố năm 2015, hiện trên toàn nước Mỹ có tất cả 564.708 người vô gia cư. Trong số này có ít nhất 15 phần trăm được xếp vào loại “vô gia cư mãn tính” nghĩa là đã lâm vào cảnh đầu đường xó chợ một năm hay nhiều hơn.
Bên cạnh nhiều người thuộc giai cấp lao động với công ăn việc làm bấp bênh khiến có thể mất nhà cửa bất cứ lúc nào, còn có những nhóm khác như cộng đồng những người da mầu, phụ nữ, người tàn tật, các thổ dân, những người đồng tính, trẻ con bỏ nhà ra đi và trẻ mồ côi...Đây là những thành phần bị đẩy ra bên lề và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Portland là một trong nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ hiện đang phải đối phó với dân số vô gia cư ngày càng gia tăng.
Với cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, thành phần lao động và giai cấp trung lưu được chú ý, nhưng chẳng có ứng cử viên nào màng đến những người vô gia cư.
Từ vài năm nay, bà Marge Pettitt sống với người bạn tình tên là Abel tại một nơi đóng trại của người vô gia cư. Hai người lang thang từ trại này đến trại khác để xin ăn hoặc tìm một nơi để qua đêm. Một số trại có đến cả chục túp lều. Có trại chỉ có một số người mà nơi qua đêm chỉ là một túi ngủ (sleeping bag). Nhưng tất cả đều chia sẻ một số phận chung là có thể bị người chủ đất tống đi bất cứ lúc nào. Còn nếu cắm lều ở những nơi công cộng, họ sẽ bị cảnh sát xua đuổi. Bà Marge Pettitt và người bạn tình của bà nói rằng họ đã nhiều lần bị cảnh sát, chính quyền địa phương xách nhiễu và đe dọa. Nhưng còn tệ hơn thế nữa, người phụ nữ vô gia cư này còn cho biết: cảnh sát tịch thu lều, “tài sản” của họ ngay giữa lúc trời mưa. Bà nói rằng đó là những lúc bà rơi vào trầm cảm và làm mồi cho bệnh tật.
Sau nhiều năm sống cảnh không nhà, người phụ nữ này đã lãnh đủ mọi thứ giấy phạt của cảnh sát vì tội đi lang thang và cắm lều ở những nơi không được phép.
Trên toàn nước Mỹ hiện có một loạt luật lệ ngăn cấm việc ngủ ngoài đường, cắm lều ở những nơi công cộng, ăn xin và ngồi hay ngủ bên lề đường v.v.
Trong hai năm 2013 và 2014, đã có ít nhất 12 thành phố thông qua các luật lệ buộc các cá nhân hay đoàn thể phải có giấy phép mới được phân phát thực phẩm cho người vô gia cư tại những nơi công cộng. Trên toàn nước Mỹ, hiện có 31 thành phố giới hạn hay ngăn cấm việc chia sẻ thức ăn cho người vô gia cư.
Tệ hơn nữa, như tại Orlando, Tiểu bang Florida, kể từ năm 2011, đã có hàng chục người bị bắt giữ vì đã vi phạm luật cấm phân phát thức ăn cho người vô gia cư. Cả ông Trump lẫn bà Clinton đều đã không màng đến lời kêu gọi của nhiều người để ban hành luật bảo vệ quyền của những người vô gia cư.
Đã có 125 tổ chức tranh đấu cho công bình xã hội tại 5 tiểu bang liên kết với nhau để yêu cầu chính phủ phải có  luật bảo vệ quyền của người vô gia cư (The Homeless Bill of Rights). Các tổ chức này kêu gọi phải có luật để “bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có quyền căn bản là được sống tại nơi họ chọn lựa mà không sợ bị cảnh sát xách nhiễu và bắt giữ như tội phạm”.
Mike Summers là một người đàn ông 53 tuổi. Cách đây gần 3 năm, sau một loạt những thảm cảnh cá nhân, ông đã lâm vào tình trạng vô gia cư. Năm 2012, ông bị sa thải khỏi một nhà máy chế biến nhôm là nơi mà ông đã làm việc trong 15 năm. Ông đành phải sống bằng đồng tiền thất nghiệp.
Sau khi mẹ ông được chẩn đoán bị ung thư vào giai đoạn cuối và phải nằm một chỗ, ông đã phải bỏ ra hai năm để chăm sóc bà. Một tháng sau khi mẹ ông qua đời, nhà ông bị tịch thu vì mỗi tháng ông không thể trả nợ vay của ngân hàng.
Vì không còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, lại không còn tiền tiết kiệm và cũng chẳng tìm được việc làm, ông không thể mướn được nhà. Xin nhà chính phủ thì lại không phải là một chọn lựa, bởi vì theo ông “có cả một danh sách dài đến độ phải chờ đến cả 10 năm”.
Ông Mike Summers cũng than phiền rằng cả ông Trump lẫn bà Clinton đều đã không đá động gì đến vấn đề vô gia cư. Ông nói: “Chẳng có ai thực sự quan tâm đến những người vô gia cư”. Hầu như ngày nào ông cũng dở ra các trang quảng cáo về việc làm trên báo và gọi đến các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Nhưng vì thành tích “bất hảo” do sống cảnh đầu đường xó chợ, lúc nào ông cũng bị xem là không đủ tư cách cho những công việc đòi hỏi phải có sự kiểm tra về hạnh kiểm.
Người đàn ông vô gia cư này nêu lên một loạt câu hỏi: “Liệu có nhân đạo không khi  đứng nhìn những người nằm ngủ co ro trước cửa nhà không có chăn mền khi trời mưa? Liệu có nhân đạo không khi đứng nhìn những người phải đi lục lạo trong các thùng rác để kiếm thức ăn? Nếu cho đó là nhân đạo, thì tôi thấy ý nghĩa của từ này đã lệch lạc”.
Đối với một người vô gia cư như ông Mike Summers, điều đáng sợ nhất không phải là mưa to gió lớn hay cái lạnh của mùa đông, mà là bị trấn lột. Ông nói: “Sống ngoài đường phố, bạn phải luôn ngủ với một mắt mở và một mắt nhắm. Bạn phải canh chừng đồ đạc của bạn hoặc bạn gái của bạn nếu bạn có bạn gái”.
Theo tổ chức “Liên minh toàn quốc vì người vô gia cư”, giữa năm 1999 và 2015, đã có 1.657 vụ bạo hành đối với người vô gia cư. Trong số này có 428 vụ dẫn đến tử vong.
Mệt mỏi vì lúc nào cũng bị sợ bị bạo hành và lúc nào cũng phải  tìm một chỗ ngủ an toàn, ông Mike Summers thỉnh thoảng đến một trại vô gia cư có tên là “Quyền được mơ”. Đây là một trong những trại do chính những người vô gia cư tổ chức và điều hành theo những nguyên tắc dân chủ.
Một buổi chiều tháng 10 ảm đạm, Ibrahim Mubarak, một trong những người đứng ra thành lập trại “Quyền được mơ”, tình cờ đi rảo bước trên vệ đường ở trung tâm Thành phố Portland. Ông chào hỏi những người vô gia cư đang ngồi trên vỉa hè. Cách đó  năm năm, một người chủ đất đã cho ông Ibrahim và những người vô gia cư mượn khu đất để cắm lều, bởi vì ngày càng có nhiều túp lều được dựng lên dưới các chân cầu và trong các công viên.
Ông Ibrahim đã chào hỏi những người vô gia cư. Người đàn ông 60 tuổi này đã cải đạo sang Hồi giáo trong một chuyến đi Somalia cách đây hơn 20 năm. Là một chuyên viên kỹ thuật làm việc cho một trạm không gian, ông Ibrahim đã gặp khó khăn trong đời sống gia đình cho nên đã ly dị vợ. Hoàn cảnh đẩy đưa khiến ông rơi vào tình trạng vô gia cư. Ông đã sống đầu đường xó chợ gần hai thập niên trước khi có thể giúp thành lập một trại dành cho người vô gia cư lấy tên là “Quyền được mơ”. Đây là một cộng đồng tự tổ chức của người vô gia cư.
Ngày nay, ông Ibrahim vừa sống tại trại “Quyền được mơ” vừa làm việc cho một dự án gia cư.
Hiện trại “Quyền được mơ” được điều hành bởi 25 người vô gia cư. Đây cũng là những người đang tranh đấu cho người vô gia cư. Mỗi buổi tối hàng trăm người đang sống trên đường phố có thể đến trại này để ngủ. Những người thiện nguyện đảm trách việc dọn dẹp, kiểm soát an ninh xung quanh trại, cung cấp lều và túi ngủ cho những ai cần cũng như ngay cả nấu nướng cho những người ăn uống về đêm.
Chính vì cảm thấy bị các chính trị gia bỏ rơi mà ông Ibrahim và các bạn của ông đã thành lập trại “Quyền được mơ”. Ông nói rằng thành phố và những người cầm quyền đang áp đặt những luật lệ bất công lên dân chúng cũng như dựng lên những rào cản làm tê liệt khả năng làm việc của dân chúng, ông và các bạn của ông muốn giáo dục họ về các quyền hiến định, nhân bản và dân sự của họ để họ có thể tranh  đấu cho quyền lợi của mình. Khi ông nói điều này, người ta thấy bên cạnh ông có một lá cờ nhỏ có ghi hàng chữ: “Ngủ là một nhân quyền”.
Theo cách tổ chức trong trại “Quyền được mơ”, có 3 loại lều khác nhau: một cho người độc thân, một cho phụ nữ và một cho các đôi lứa. Ông Ibrahim nói rằng một trong những khía cạnh có tính cách mạng nhất của trại chính là chống lại kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phái tính, kỳ thị đồng tính và những hình thức kỳ thị khác.
Trại cũng mang lại những giải pháp thực tế dành cho những người đang lang thang trên đường phố, giúp họ tổ chức nơi ăn chốn ở, từ bỏ nghiện ngập, tìm việc làm cũng như học nghề để có thể đứng vững trên đôi chân của mình.
Những ai vào trại mà sử dụng bia rượu hay ma túy trong khuôn viên trại đều không được đón nhận. Các thiện nguyện viên của trại luôn đi canh gác để bảo đảm rằng không một người nào có thể vào trại để bán hay sử dụng ma túy.
Kể từ khi trại “Quyền được mơ” được thành lập cách đây 5 năm, ông Ibrahim nói rằng trại đã có thể tìm được nhà ở cho hơn 400 người, công ăn việc làm cho gần 400 người, cũng như giúp cho 38 người thoát khỏi nghiện ngập. Ngoài ra, trại cũng đã giúp cho 18 phụ nữ được mẹ tròn con vuông. Hiện có 20 người đang theo các khóa học trên mạng và mới đây có 2 người đã tốt nghiệp đại học cộng đồng cũng nhờ theo học trên mạng.
Mặc dù ông Ibrahim được xem như một khuôn mặt lãnh đạo trong trại, nhưng tất cả mọi quyết định trong trại đều dựa trên nguyên tắc dân chủ. Tất cả mọi thành viên của trại đều tham dự vào các cuộc hội thảo và bỏ phiếu để lấy quyết định chung. Tất cả mọi người đều được yêu cầu làm việc mỗi tuần từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ cũng như trở thành những người thường xuyên tranh đấu cho quyền của người vô gia cư.
Trại cũng chủ trương không nhận bất cứ tài trợ nào của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức nhân đạo để luôn luôn được độc lập trong tổ chức và điều hành nội bộ. Ông Ibrahim giải thích: “Nếu chúng tôi không nhận tiền bạc của chính phủ thì họ không thể ra lệnh cho chúng tôi phải hành động theo ý họ”. Ngoài một số tặng vật, trại sống nhờ một thu nhập khiêm tốn bằng việc bán các đồ vật kỷ niệm.
Không ngừng tranh đấu để có sự thay đổi cho số phận của người vô gia cư, nhưng ông Ibrahim không tin ở thiện chí của các chính trị gia. Trích dẫn câu nói của danh hài George Carlin, ông nói rằng thay đổi là điều không dễ xảy ra tại Hoa Kỳ: “Họ gọi đó là “Giấc mơ Hoa Kỳ”, bởi vì bạn phải ngủ mới tin được điều đó”.

(theo:http://www.aljazeera.com/indepth/features/2016/10/homeless-camps-offering-lesson-democracy)

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Nói và làm



Chu Thập
18.11.16

Khoảng giữa thập niên 1950, có một đoàn cải lương từ Sài Gòn ra diễn tại Thành, một thị trấn trong quận Diên Khánh của tôi. Tôi nhớ mầy mậy hình như tên của đoàn cải lương là Thúy Nga. Là con trai út được cưng chiều hơn các anh chị khác cho nên tôi được cha mẹ tôi dắt theo xem một vở tuồng mà tôi chẳng nhớ cả tên lẫn nội dung. Nhớ sao được vì suốt buổi diễn, tôi ngủ gà ngủ gật. Có nhớ chăng là nhớ những khuôn mặt của mấy ông bà đào kép được hóa trang thành những con người mà tôi chẳng bao giờ thấy trong cuộc sống thường ngày. Nói chung, tuy có diêm dúa, nhưng diễn viên nào trông cũng hồng hào và xinh đẹp. Tuy chưa đến nỗi chết mê chết mệt như cha mẹ tôi, tôi cũng muốn có cái vinh dự được nhìn thấy tận mặt các hoàng tử, công chúa hay ông hoàng bà chúa trên sân khấu. Do đó, ngày hôm sau tôi mới rủ một số bạn xuống ngay trước cửa rạp để chiêm ngắm dung nhan của các tài tử giai nhân. Kể từ đó, tôi hiểu được ý nghĩa mỉa mai mỗi khi người ta nói đến “cải lương” và cũng kể từ đó tôi chẳng bao giờ trở vào rạp hát để xem bất cứ vở cải lương nào nữa. Các công chúa hoàng tử hay ông hoàng bà chúa mà tôi đã nhìn thấy trên sân khấu vào bữa tối hôm trước đã hiện nguyên hình nguyên trạng là những con người trông có vẻ mệt mỏi, tiều tụy đang ngồi chồm hổm, xì xà xì xụp húp cháo lòng hay bánh canh của các gánh hàng rong trước cửa rạp. Tôi thất vọng khi nhìn ra những gương mặt không còn son phấn trông thật thảm não. Ngay từ lúc đó tôi đã học được một bài học vỡ lòng về sự khác biệt giữa sân khấu và cuộc đời, giữa sự diễn xuất trên sân khấu và đời thật. Trên sân khấu, người ta có thể là một người chồng gương mẫu, nhưng trong đời thật, họ có thể là một kẻ bạo hành đối với vợ con. Trên sân khấu, diễn viên là một anh hùng, nhưng trong đời thật, họ có thể là một tên gian hùng. Mỗi lần nghĩ đến Phi Luật Tân là nơi tôi đã sống và làm việc trong nhiều năm, tôi thường thấy hiện lên gương mặt của cựu Tổng thống Joseph Estrada. Xuất thân là một tài tử chuyên thủ vai “trừ gian diệt tặc”, ra tham gia chính trị, ứng cử vào chức vụ nào ông cũng đều thắng cả. Trong một đất nước đầy tràn  tham nhũng, nghèo nàn và bất công như Phi Luật Tân, người dân nghèo tin tưởng rằng chỉ có một người hùng “trừ gian diệt tặc” trên màn ảnh như ông may ra mới trừ được tham nhũng và mang lại no cơm ấm áo cho họ. Nhưng có lẽ chẳng có khoảng cách nào lớn cho bằng giữa phim ảnh và đời thật. Thành ra Estrada, người hùng trên màn ảnh,  khi trở thành  tổng thống đã hiện nguyên hình là một tên tham nhũng và trăng hoa không ai sánh kịp!
Vẻ mặt thảm não của những đào kép cải lương mà tôi đã nhìn thấy được cách đây hơn 60 năm không hiểu sao trong những ngày vừa qua  lại làm cho tôi liên tưởng đến tổng thống đắc cử Donald Trump của Hoa Kỳ. Trong những ngày vận động bầu cử, trông ông hung hăng, hùng hổ và lẫm liệt bao nhiêu thì khi vừa nhận được tin đắc cử, gương mặt của ông xem ra thảm não bấy nhiêu. Ai không tin cứ xem lại cảnh ông đọc bài diễn văn chiến thắng và lúc ông được Tổng thống Barack Obama đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Phải chăng ông đang gậm nhấm bài học vỡ lòng mà tôi đã học được khi được cho đi xem cải lương: sân khấu của những ngày vận động bầu cử khác xa với thực tế của trách nhiệm nặng nề mà người có nhiều quyền lực nhứt trên thế giới phải gánh vác.
Nhiều người cho rằng  cuộc bầu cử tổng thống vừa qua tại Hoa Kỳ là một bi hài kịch. Nhiều nước trên thế giới đã chẳng “cười vào mặt” Hoa Kỳ là gì khi ứng cử viên Donald Trump đắc cử. 59.588.436 người Mỹ ủng hộ ông đã cười đắc thắng, nhưng 59.749.940 cử tri dồn phiếu cho bà Hillary Clinton, cho tới nay, đã chẳng đang tiếp tục “khóc” đó sao. Một nửa dân Mỹ khóc, một nửa dân Mỹ cười. Đã từng là một diễn viên truyền hình thực tế với loạt phim ăn khách có tựa đề “The Apprentice”, phải là một diễn viên xuất sắc, tổng thống tân cử Donald Trump mới có thể tạo ra được một  bi hài kịch như thế.
Ông đúng là một danh hài xuất sắc bởi vì sau những màn biểu diễn với những thái độ cộc cằn, thô lỗ và hung hăng, nay bước xuống khỏi sân khấu, hình như ông đã xuất hiện với một cung cách hoàn toàn khác hẳn. Với đối thủ Hillary Clinton mà ông đã không ngừng đay nghiến và miệt thị là một con mẹ “gian xảo, lươn lẹo, dối trá”, nay ông kêu gọi cả nước phải bày tỏ lòng biết ơn vì sự phục vụ cao cả và không biết mỏi mệt của bà. Với một Tổng thống Barack Obama mà ông chê là “ông thổng thống ngu dốt nhứt” trong lịch sử Hoa Kỳ, nay ông cho biết sẽ lắng nghe sự cố vấn. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây  dành cho chương trình “60 minutes” của  đài truyền hình CBS, ông đã nói về vị tổng thống mà ông đã chê là “ngu dốt nhứt” này như sau: “Tôi thấy ông ấy thật tuyệt vời, thật thông minh và rất tử tế. Ông ấy có óc hài hước, cả khi đề cập đến những vấn đề gai góc”. Trong suốt thời gian tranh cử, ông chỉ muốn làm lãnh tụ của những thành phần da trắng lao động và trung lưu, nay ông cam kết sẽ là tổng thống của mọi người Mỹ, bất luận thuộc khuynh hướng chính trị, chủng tộc hay tôn giáo nào, dĩ nhiên kể cả người Hồi giáo. Trên sân khấu, ông chỉ kêu gọi sự kỳ thị và thù hận, nay ông rao giảng tình thương và kêu gọi hiệp nhứt yêu thương. Và dĩ nhiên, với những chương trình tranh cử khiến cho nhiều người Mỹ và cả thế giới phải lo sợ, nay ông cũng tỏ ra dịu giọng. Một bức tường  giữa Mỹ và Mễ Tây Cơ tưởng sẽ được ông cho dựng lên tức khắc sau ngày 20 tháng Giêng năm tới, không còn là ưu tiên một trong chương trình hành động của tân tổng thống nữa. Chương trình Bảo hiểm Y tế  của Tổng thống Obama tưởng sẽ bị hủy bỏ toàn bộ và tức khắc cũng sẽ được giữ lại và chăm chút. Nói chung, khoảng cách giữa một diễn viên  Donald Trump và một tổng thống Donald Trump ngày càng rõ nét, khoảng cách giữa nói và làm ngày càng xa. Có thể đó là tin vui cho nhiều người Mỹ và cả thế giới. Với hầu hết các nguyên thủ quốc gia, người dân nào cũng mong họ thực hiện được những cam kết và hứa hẹn khi ra tranh cử. Nhưng chuyện ngược đời là nhiều người Mỹ và cả thế giới đều cầu mong cho ông đừng làm những gì ông đã nói.
Tôi còn nhớ, vào khoảng  giữa thập niên 1980, ở Việt Nam ông Nguyễn Văn Linh đã được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản thay ông Trường Chinh. Trên báo Nhân Dân, người ta thấy xuất hiện một mục mới với tựa đề “ Những việc cần làm”. Cuối bài viết, tác giả viết tắt tên mình là N.V.L. Sau này thì ai cũng biết tác giả đích thị là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Nhưng thời đó, trong chế độ cộng sản, vì sợ phạm húy chăng, chẳng ai dám nhắc đến tên ông Tổng bí thư. Người ta chỉ đồn đoán, bàn tán, rồi chế thêm. Từ đó, ông Linh có thêm bí danh mới là ông “Nói và Làm”.
Thật ra, tôi chỉ nghe nói thôi, chớ hơi đâu mà bỏ giờ đọc tờ báo mà người Việt Nam chỉ mua về để lấy giấy gói hàng. Có nơi ông Việt Cộng nào mà có sự thống nhứt giữa “nói và làm” đâu. Cố Tống thống Nguyễn Văn Thiệu đã để lại một danh ngôn mà tôi cho là hay nhứt khi nói về cộng sản: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Đừng nghe cộng sản nói là phải, bởi vì có ông cộng sản nào mà chẳng nói dài, nói dai, nói dở. Nhưng hãy nhìn những gì cộng sản làm bởi vì lúc nào họ cũng làm ngược lại điều họ nói. Đúng là “dối như vẹm”! Chính vì vậy mà ngôn ngữ, lời nói hầu như đã trở thành vô nghĩa trong chế độ cộng sản. Vì bị o ép và hãm hiếp để mặc lấy một ý nghĩa hoàn toàn xa lạ, lời nói trong chế độ cộng sản không còn được lắng nghe. Trái lại, trong các xã hội dân chủ, người dân xem trọng lời nói. Cử tri cần phải lắng nghe các ứng cử viên tranh luận để cân nhắc lá phiếu của mình. Diễn giả nào nói hay đương nhiên thu hút được nhiều người. Không lạ gì rất nhiều  nguyên thủ quốc gia trên thế giới, nếu không là luật sư thì ít ra cũng là những diễn giả có tài hùng biện.
Nói là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người. Một lời nói hay mang lại an ủi và sức mạnh tinh thần cho người khác. Ngay cả một tiếng cám ơn hay một lời xin lỗi cũng làm mát lòng người nghe.
Nhưng cũng có lúc sự thinh lặng hay hành động lại nói thay hoặc có sức thuyết phục, tạo được sự tin tưởng và thu hút hơn lời nói. Điều này đúng hơn cả trong việc diễn tả tình yêu. Trong cuốn sách nổi tiếng “The 5 love languages” (5 ngôn ngữ của tình yêu), tác giả Gary Chapman giải thích rằng con người không chỉ “tỏ tình” bằng lời nói suông, mà còn bằng nhiều cách khác như sự gặp gỡ tiếp xúc, dành thời giờ, tặng quà, phục vụ v.v.
Xét cho cùng, nói và làm đều là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người. Quan trọng là bởi xuyên qua lời nói và hành động, con người được đánh giá là lương thiện, tử tế, cao thượng hay bất lương, dối trá và gian ác.
Đối lại với khẩu hiệu “ ãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) vốn tạo ra nghi kỵ, chia rẽ và ngay cả hận thù, tôi thích khẩu hiệu “Hãy làm cho nước Mỹ tử tế trở lại” (Make America Kind Again). Đây là khẩu hiệu mà một người mẹ trẻ ở Thành phố Sacramento, Tiểu bang California vừa mới nghĩ ra. Người thiếu phụ trẻ tên là Amanda Blanc khẳng định rằng đây không phải là một khẩu hiệu có nội dung chính trị. Theo chị, đây là một khẩu hiệu mà mọi người đều có thể chấp nhận. Trên khắp nước Mỹ và ngay cả tại Nhựt Bản, đã có rất nhiều người đặt đơn xin chị gởi cho họ khẩu hiệu được in trên vải, trên mũ và rất nhiều vật dụng khác. Chị giải thích: “Sống tử tế chính là cố gắng gây ý thức về sự tôn trọng đối với cái nhìn và những giá trị của người khác. Sống tử tế là biết tôn trọng và nhìn nhận rằng chúng ta đang sống trong một xã hội dị biệt. Khác biệt là điều tốt, bởi vì đó chính là điều làm cho Hoa Kỳ trở thành vĩ đại. Sống tử tế chính là biết tôn trọng những khác biệt của mỗi người 
Cái lẽ thường, mà có lẽ người Mỹ nào cũng có thể có nếu biết lắng nghe tiếng nói của lương tri và lẽ phải, sẽ mách bảo rằng điều làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại chính là tấm lòng tử tế, chớ không chỉ có sức mạnh dựa trên sự thịnh vượng, nhứt là sự thịnh vượng bằng cách loại trừ người khác. Tổng thống tân cử Donald Trump có lẽ đã nhận ra được thông điệp của khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ tử tế trở lại” chăng cho nên đã xuống nước và dịu giọng để kêu gọi “bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng lẫn nhau”. Hy vọng đây là lời nói chân thành sẽ theo ông trong suốt nhiệm kỳ tổng thống và dĩ nhiên đây cũng sẽ là động lực thúc đẩy ông ngưng lại những hành động ngông cuồng khiến cho người Mỹ và cả thế giới phải lo sợ. Được như thế, tôi sẽ tôn ông làm sư phụ trong trường dạy sống tử tế.









Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

“Khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ”



Chu Thập
14.05.13


Lúc nhỏ, trong các loài gai, tôi ghét nhứt là gai “mắc cỡ”. Trong thi ca và âm nhạc, như trong một ca khúc của Trần Thiện Thanh chẳng hạn, nó được thi vị hóa thành loài “hoa trinh nữ”. Nghe lãng mạn làm sao!  Trong khi người Bắc gọi nó là hoa “xấu hổ” thì ở quê tôi,  nó chỉ là gai chớ chưa được “thăng hoa” để trở thành hoa, bởi vì khi bị gai châm đau người ta chẳng còn  thấy hoa hòe hoa sói gì nữa. Đi ruộng với hai bàn chân không, vô ý đạp lên nó, đau chết điếng, tìm không ra kim hay gai để “lể” nó ra thì chỉ biết ngồi đó mà than trời hay cùng lắm nhảy cò cò mà đi. Đá banh cũng với hai bàn chân không mà “sút” phải một bụi gai “mắc cỡ” thì  đúng là thấy 36 ông sao và coi như chả còn hứng thú gì để mà chơi tiếp.
Có những thứ ngày xưa tôi xem thường hay thậm chí ghét nữa, vậy mà ngày nay, xa quê hương, tự nhiên tôi lại thấy nhớ. Nhiều lúc, tôi cứ nghĩ: giá như trong cái “quê hương bỏ túi” đàng sau nhà mà có được một bụi gai “mắc cỡ” thì đỡ nhớ nhà biết chừng nào! Vả lại, ngày nay, nhìn vào thiên nhiên, ở đâu tôi cũng đọc được một “sứ điệp”. Hoa nào cũng gợi nhớ hay nhắc nhở về một điều gì đó. Hoa “mắc cỡ” không thể không mách bảo tôi về một khả năng cao quý nhứt trong con người, cao quý đến độ nếu không có, con người chẳng còn là người nữa. Khả năng đó chính là biết “xấu hổ”.
Có sừng sỏ đến đâu, một khi đã làm điều xấu, ai cũng cảm thấy “hổ thẹn”, nhứt là khi hành động xấu được phơi bày ra trước mắt người khác. Ariel Castro, người đã giam giữ, xiềng xích và hãm hiếp 3 cô gái tại Cleveland, tiểu bang Ohio, Hoa kỳ trong cả một thập niên, khi bị bắt giữ và đưa ra trước công chúng, đã không trơ mặt ra, mà trái lại vẫn tìm cách che đậy một phần bộ mặt của mình. “Con quỷ” như một người anh và một người em của ông đã gọi ông, vẫn còn tỏ dấu biết “xấu hổ” vì hành vi đồi bại của mình.
“Xấu hổ” là biết nhận ra sai phạm của mình. Trong đám đông hay trước mặt người khác, người ta có thể ưỡn ngực, vênh mặt ra. Nhưng như thi sĩ Chế Lan Viên, người đã nhận ra chiếc bánh vẽ mình đang ngoạm trong miệng, đã nói: “khi đứng riêng tây, ta thấy mình xấu hổ”. Chẳng có ai biết trở về với nội tâm sâu kín của mình mà không biết xấu hổ, nghĩa là phân biệt được thiện ác, phải trái, chân giả và nhận ra sai lầm của mình.
Trên phụ trương GoodWeekend (GW) của báo The Sydney Morning Herald, số ra cuối tuần 11-12 tháng 5 vừa qua, phóng viên Barney Henderson đã kể lại cuộc hành trình bi thảm của một kẻ khủng bố trong vụ thảm sát tại Mumbai, Ấn Độ ngày 26 tháng 11 năm 2008.
Vụ khủng bố đã sát hại 166 người, trong số này có 22 người ngoại quốc.
Trong 10 tên khủng bố, người sống sót duy nhứt tên là Ajmal Amir Kasab.
Kasab vừa tròn 21 tuổi khi anh mang chiếc AK-47 tiến vào nhà ga xe lửa Victoria ở Mumbai và nã súng loạn xạ vào đám đông, không phân biệt nam nữ, tuổi tác.
Kasab sinh ra và lớn lên tại một làng nhỏ sống bằng nghề nông, thuộc tỉnh Punjab, Pakistan. Gia đình lâm cảnh túng quẫn khi người cha mắc bệnh lao phổi. Tuy mới 11 tuổi, Kasab đã bị cha bắt phải nghỉ học để làm việc đỡ đần cho gia đình bằng nghề đi bán dạo. Cậu bé thích học võ, xem phim “Bolliwood” của Ấn Độ và mơ ước được trở thành một người hoàn toàn khác với cha mình. Càng lớn, anh càng chán cái nghề bán dạo cho nên thường xuyên xung khắc với cha mẹ.
Năm 2005, Kasab quyết định đổi đời cho nên mới lên Lahore để tìm việc, với hy vọng kiếm được tiền gởi về giúp gia đình. Anh làm đủ thứ nghề từ rửa chén trong nhà hàng đến nhân viên sai vặt trong một nhà nghỉ. Nhưng trước một tương lai vẫn mãi đen tối, Kasab lại muốn đổi đời một lần nữa. Lần này, anh gia nhập vào một nhóm thanh niên đường phố chuyên ăn cắp vặt, nhưng cái “nghề” này cũng chẳng khấm khá được. Cuối cùng, tháng 12 năm 2007, anh chỉ thực sự “đổi đời” khi gặp một giáo sĩ hồi giáo.
Giáo sĩ này tên là Shabaan Mustaq, người chuyên trách về chiêu mộ và giáo dục của Phong trào có tên là “LeT” vốn có chủ trương “giải phóng” vùng Kashmir khỏi Ấn Độ. Kasab được giáo sĩ Mustaq hứa sẽ giúp “đổi đời”. Ba ngày sau cuộc gặp gỡ với giáo sĩ này, Kasab liền được gởi đến tập huấn tại một nơi bí mật ở Đông Bắc Pakistan. Trong thời gian huấn luyện về tác chiến, cùng với kinh kệ của hồi giáo, anh hoàn toàn bị tẩy não.
Tháng 2 năm 2008, anh được phép trở về làng cũ để thăm gia đình. Trẻ con trong làng loé mắt trước tài võ nghệ của anh. Mẹ anh khuyên anh nên ở lại để lập gia đình. Nhưng Kasab cho biết anh phải tham gia cuộc “thánh chiến”. Anh hiểu rất đơn giản về thánh chiến: thánh chiến nghĩa là sát hại người khác và chết để được nổi tiếng.
Nhưng không may cho anh, trong khi 9 người bạn khác của anh đã “tử đạo” sau vụ khủng bố, anh chỉ bị thương và bị cảnh sát Ấn Độ bắt giữ. Tháng 3 năm 2010, anh bị kết án tử hình. Trong thời gian bị giam giữ, người thanh niên, nay đã 25 tuổi, đã khóc như một đứa con nít.
Một tháng sau khi bị bắt, anh đã được các viên chức điều tra dẫn đến một nhà xác ở Mumbai để nhìn tận mặt tử thi của 9 người bạn khủng bố khác. Nhìn cảnh thối rữa của thân xác những người khủng bố, Kasab chỉ biết ôm mặt khóc. Anh nói rằng trong thời gian tập huấn, các huấn luyện viên đã không ngừng nói với anh rằng “khi các chiến sĩ “thánh chiến” qua đời, gương mặt họ sẽ chiếu sáng như mặt trăng, thân xác họ tỏa ngát hương thơm và họ sẽ lên thiên đàng”. Giờ đây, khi nhìn thấy thi thể thối rữa của các bạn mình, Kasab mới nhận ra rằng mình đã bị lừa.
Anh đã bị treo cổ ngày 21 tháng 11 năm vừa qua. Những lời nói cuối cùng của anh là: “Tôi thề trước Đấng Allah, tôi sẽ không bao giờ phạm một sai lầm như thế nữa”.
Khi nhận ra sai lầm của mình thì đã muộn. Nhưng ít ra, người thanh niên khủng bố này đã sống đủ để biết mình đã phạm tội ác, để phân biệt được đâu là lẽ phải, đâu là dối trá. Trong đáy thẳm tâm hồn của anh vẫn còn một chút lương tri để nhận biết mình đã sai lầm và dĩ nhiên biết “xấu hổ” vì hành động tội ác của mình. Anh đã trở lại “bình thường” khi biết khóc và biết hối hận vì tội ác của mình.
Người thanh niên đã tưởng “thánh chiến” là sát hại và bị sát hại để trở thành một người nổi tiếng hay được lên thiên đàng. Nhưng những ngày trước khi bị hành quyết, anh đã hiểu ra rằng “thánh chiến” đích thực chính là quay trở về với nội tâm để tham gia vào cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chân và giả ngay trong chính bản thân mình. Nếu có một vòng hoa chiến thắng dành cho những ai tham gia vào cuộc chiến nội tâm này, tôi nghĩ vòng hoa đó phải là vòng hoa kết bằng hoa “xấu hổ”.
Cách đây 3 năm, mấy ông cộng sản Việt Nam đã bày đặt tổ chức bình chọn Quốc Hoa, nghĩa là chọn loại hoa nào có đầy đủ những đặc tính khả dĩ nói lên được dân tộc tính. Hoa sen đã được chọn làm “quốc hoa”. Thật ra, hoa sen, dù có thân thuộc và gần gũi với người Việt Nam đến đâu, cũng chưa hẳn là đặc trưng của đất nước. Nhiều nước láng giềng hay trong khu vực Đông Nam Á có nhiều sen đẹp hơn Việt Nam. Nhiều nước như Ấn độ chẳng hạn đã chọn sen trắng làm quốc hoa rồi.
Cách đây 30 năm, Hội Nhà Văn trong nước đã từng đề nghị chọn hoa xấu hổ làm quốc hoa.  Mới đây, trên báo “Phụ Nữ today” trong nước, một tác giả cũng đã lập lại đề nghị này. Tác giả đưa ra một số lý do như sau: “Về tính phổ biến, không cần phải bàn cãi nhiều vì đó là hoa dại, với sức sống mãnh liệt của một loài cây dại. Hoa xấu hổ dù chỉ là một loài hoa nhỏ nhưng nó là biểu tượng cho sức sống bền bỉ, khả năng thích nghi mãnh liệt khi có thể tồn tại và phát triển ở khắp các vùng trong cả nước…Vì thế chọn hoa dại làm quốc hoa hẳn cũng phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của đất nước.
Hoa xấu hổ cũng đại diện cho tính cách người con gái Việt. Sống sát đất đen, loài hoa đó vẫn giữ sự e ấp, thẹn thùng. Và nó đẹp, mầu tím hồng phơn phớt trên những nhụy hoa mỏng như tơ khiến cho bất cứ ai chợt nhìn thấy đều dâng lên cảm xúc nhẹ nhàng thư thái. Và nó cũng là biểu tượng của sự thủy chung, đức tính được đề cao nhất của người phụ nữ Việt.
Một lý do cũng không kém phần quan trọng, ngay từ cái tên của mình, hoa xấu hổ đã gợi nhắc một phẩm chất cần có của con người: lòng tự trọng. Biết xấu hổ là còn tự trọng, đó là điều vô cùng cần thiết, thậm chí không thể thiếu. Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người đánh mất sự biết xấu hổ, cho nên, khi nhìn thấy quốc hoa là loài hoa này, họ sẽ giật mình nhận ra điều mà họ đang thiếu”.
Nghe nói hồi tháng Ba vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  lại ra lệnh cho Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tổ chức thăm dò ý kiến của người dân về việc chọn một loại hoa làm quốc hoa. Kết quả cuộc thăm dò lại cũng cho thấy hoa sen lúc nào cũng dẫn đầu.
Nhưng giả như hoa xấu hổ có được người dân bỏ phiếu bình chọn làm quốc hoa đi nữa thì chắc chắn ông thủ tướng mà giây thần kinh xấu hổ đã hoàn toàn bị tê liệt và mấy ông cộng sản chóp bu khác cũng chẳng chịu đâu.
Tôi vẫn thường tự hỏi: nếu biết xấu hổ thì liệu người ta có còn làm người cộng sản nữa không?
Trong những ngày vừa qua, dư luận trên khắp thế giới không ngừng bàn tán về vụ bắt cóc, xiềng xích, giam hãm làm nô lệ tình dục xảy ra tại Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ. Có lẽ mấy ông cộng sản Việt Nam cũng đã theo dõi và lên án gay gắt chẳng thua gì ai.
Nô lệ tình dục, nô lệ dưới mọi hình thức đang diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng đó chỉ là hành động lén lút và lẻ tẻ của một số cá nhân hay của một số tổ chức mà thôi. Chế độ nô lệ đã chính thức bị bãi bỏ từ lâu. Vậy mà tại Việt Nam hiện nay, nếu phải tìm một từ để mô tả về cuộc sống của người dân dưới chế độ cộng sản, thì có lẽ chẳng có từ nào thích hợp hơn là “chế độ nô lệ”. Nô lệ là người bị tước đoạt tất cả những quyền tự do căn bản của con người, trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lương tâm…là nền tảng nhứt. Bên kia song sắt nhà tù nhỏ là nơi mà bất cứ người dân nào cũng đều là “ứng viên” có thể bị đưa vào bất cứ lúc nào là cả một nhà tù lớn trong đó mọi sinh hoạt của con người đều bị quy định, hạn chế và kiểm soát. Sống như thế không phải là sống kiếp nô lệ sao?
Điều đáng buồn là rất nhiều người, do hội chứng Stokholm (tức bênh vực cho những kẻ đã giam hãm mình làm nô lệ) không những không ý thức được tình trạng nô lệ của mình mà còn bênh vực cho chế độ nô lệ trong đó mình đang bị giam giữ. Buồn hơn nữa khi chính những kẻ giam giữ cả nước trong chế độ nô lệ như thế cũng chưa một lần nhận ra tội ác của mình và bày tỏ bất cứ một dấu hiệu nào của sự xấu hổ.
Tôi nghĩ: dù có ngồi ở đỉnh cao quyền lực, dù có thu tóm tất cả của cải của đất nước vào tay mình, dù có hưởng tất cả mọi lạc thú mà tiền của và quyền lực mang lại, khi đã đánh mất khả năng xấu hổ, nghĩa là không còn biết phân biệt đâu là thiện ác, phải trái, chân giả…sống như thế là sống kiếp cây cỏ không hơn không kém bởi có những con chó trong nhà còn biết cúi mặt khi bị “mắng vốn”.



Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Hoa Kỳ: những người bị lãng quên


18.11.16
Những người bị lãng quên ở Mỹ dĩ nhiên không phải là đám đông thầm lặng đã bỏ phiếu để đưa ông Donald Trump lên làm tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà là những người thổ dân đang sống trong khu biệt lập “Pine Ridge” trong Tiểu bang Nam Dakota. Đây là nhóm người có tuổi thọ thấp nhất tại Tây Bán Cầu và 80 phần trăm dân số đang thất nghiệp.
Donald Morrison là một trong những cư dân đang sinh sống tại khu biệt lập này. Nhà của người đàn ông này chỉ có một phòng và nằm khuất sau một hàng cây. Phải đi bộ nửa cây số đường đất lồi lõm mới đến được nhà ông. Nhưng đây chính là quê cha đất tổ của ông. Chú và anh của ông đang sống trong một ngôi nhà tiền chế bên cạnh. Xác của những chiếc xe hơi rỉ sét nằm ngổn ngang trong sân phía trước nhà. Cách đó vài thước là một ngôi nhà tiền chế mục nát. Ông đã từng sống trong ngôi nhà này đến cả hai chục năm trước khi được một hội từ thiện xây cho ông một căn nhà nhỏ hồi năm 2011.
Năm nay đã 60 tuổi, ông Donald và gia đình ông chưa rời một bước ra khỏi mảnh đất quê hương này. Họ vẫn tiếp tục sống mà không màng đến ánh sáng văn minh từ bên ngoài. Mỗi ngày họ dùng bình điện xe hơi và máy phát điện trong vài giờ. Nước nóng để tắm giặt được đun sôi bằng củi. Họ chỉ tắm giặt mỗi tuần một vài lần.
Được thiết lập năm 1889 và được đặt tên là “Trại 334”, Khu biệt lập dành cho người thổ dân tại Pine Ridge rộng hơn một triệu mẫu. Thoạt tiên khu này được dành để giam giữ những tù nhân chiến tranh gốc thổ dân. Hiện nay khu này đã trở thành lãnh thổ dành riêng cho Bộ lạc Oglala Lakota, một bộ lạc thuộc sắc dân Sioux.
Cũng giống như các khu biệt lập dành cho người thổ dân trên khắp nước Mỹ, 38 ngàn thổ dân trong khu biệt lập Pine Ridge sống hoàn toàn tách biệt với sinh hoạt kinh tế và phát triển chung của Hoa Kỳ. Là một trong những khu biệt lập nghèo nhất nước Mỹ, Pine Ridge có tỷ lệ thất nghiệp lên đến tám chín chục phần trăm. Theo một thống kê năm 2007, mức thu nhập trung bình hằng năm của người dân tại đây chỉ có khoảng 4000 Mỹ kim. Một cuộc nghiên cứu do Văn phòng Thống kê của Hoa Kỳ thực hiện hồi năm 2014 cho thấy có trên 52 phần trăm người thổ dân thuộc bộ lạc Oglala Lakota, một trong ba quận hạt của Pine Ridge, sống dưới mức nghèo đói.
Dĩ nhiên nghèo đói làm phát sinh đủ thứ tệ nạn và bệnh tật. Theo thống kê, có hơn 80 phần trăm cư dân tại đây bị nghiện rượu. Một phần tư trẻ em sinh ra đã phải chịu những hậu quả trầm trọng từ  tật nghiện rượu của cha mẹ chúng. Tuổi thọ của đàn ông chỉ có khoảng 48 năm và của đàn bà là 52 năm. Đây là tuổi thọ thấp thứ nhì tại Tây Bán Cầu, chỉ sau Haiti.
Tỷ lệ lao phổi và tiểu đường cao gấp 8 lần so với mức trung bình trên toàn quốc. Trong khi đó tỷ lệ ung thư cổ tử cung nơi nữ giới cao gấp 5 lần so với mức trung bình trên toàn quốc.
Nhờ có bình điện từ chiếc xe Ford cũ kỹ được gắn với một máy phát điện, ông Donald có thể xem truyền hình vài tiếng đồng hồ mỗi đêm trước khi đi ngủ.
Ông và anh chị em của ông chưa bao giờ được cấp sách đến trường. Mặc dù có thể hiểu được tiếng Anh, ông vẫn không thể nói được bất cứ ngôn ngữ nào một cách lưu loát ngoài tiếng mẹ đẻ của ông là tiếng Lakota. Mặc dù trên các đài truyền hình có diễn ra những cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump, ông Donald nói rằng ông chỉ có thể hiểu được những nội dung tóm tắt mà thôi. Nhưng ông nói: “Điều đó chẳng có gì quan trọng đối với chúng tôi ở đây”. Cả ông Trump lẫn bà Clinton đều đã không đá động đến những nhu cầu của người thổ dân nơi đây. Nhiều cư dân của khu biệt lập Pine Ridge nói rằng họ bị xã hội quên lãng, bị các chính trị gia và nhà nước bỏ rơi.
Sau nhiều năm thương lượng với chính quyền địa phương để có được điện nước, người dân ở Pine Ridge vẫn không có điện và cũng chẳng có được giọt nước nào.
Ông Donald và người anh Roland 67 tuổi của ông chỉ nhận được phiếu thực phẩm trong hai tuần đầu của mỗi tháng. Hai tuần còn lại, họ sống nhờ thịt hộp và mì gói do các tổ chức từ thiện tặng. Nếu quà tặng của các tổ chức từ thiện không đủ để sống và nếu có dư chút đỉnh tiền để đổ xăng, ông Donald lái xe đến thành phố gần nhất cách chỗ ông ở khoảng 45 cây số để thu lượm những thùng thịt hộp được thải ra từ một nhà máy chế biến.
Riêng người anh Roland của ông Donald dạo tháng Tư vừa qua mới lần đầu tiên được rời khỏi khu biệt lập. Ông được máy bay đưa đến một bệnh viện để giải phẫu vì xương chậu bị vỡ do té ngã trên tuyết lúc đi kiếm củi. Dĩ nhiên, ông phải trả các hóa đơn y tế. Ông thú nhận không thể kiếm đủ 2000 Mỹ kim để thanh toán món nợ này, bởi vì ông phải đợi đến năm sau mới có thể đi làm được.
Hôm 8 tháng 11 vừa qua, hai anh em người thổ dân này có đi đến một phòng phiếu. Nhưng họ đến đó không phải để bỏ phiếu mà chỉ để được uống cà phê miễn phí. Phóng viên của Đài Al Jazeera có điện thoại nhiều lần đến văn phòng của chính quyền địa phương để tìm hiểu về sự kiện trên đây, nhưng chính quyền địa phương không trả lời điện thoại.
Chính quyền địa phương tại Pine Ridge có thẩm quyền xét xử những hành vi phạm pháp của các cư dân trong khu biệt lập. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, chính phủ liên bang đã ban hành nhiều luật lệ để hạn chế thẩm quyền của chính quyền địa phương.
Hiện nay có trên 5.1 triệu người Mỹ tự nhận là thổ dân toàn phần hay bán phần. Nhưng có đến một nửa không sống trong những khu biệt lập. Mặc dù có những hoàn cảnh khác nhau, thu nhập tính theo đầu người của người thổ dân Mỹ chỉ bằng khoảng một nửa của người Mỹ trung bình và tỷ lệ nghèo của họ cao gấp 3 lần so với người Mỹ khác.
Theo Nick Estes, một sinh viên đang dọn luận án tiến sĩ về lịch sử của người thổ dân tại Đại học New Mexico, tình trạng nghèo đói cha truyền con nối của người thổ dân tại khu biệt lập Pine Ridge bắt nguồn từ chính lịch sử thực dân của Hoa Kỳ. Cũng theo người sinh viên tiến sĩ này, bà Clinton lẫn ông Trump và hệ thống chính trị của Hòa Kỳ đều không thể mang lại những giải pháp lâu bền cho các cư dân Pine Ridge hoặc 566 bộ lạc thổ dân khác được Chính phủ Liên bang chính thức thừa nhận. Tình trạng nghèo đói hiện nay của nhiều cộng đồng thổ dân bắt rễ từ những cuộc tàn sát, thanh lọc chủng tộc, cướp đất và những thất hứa mà người thổ dân tại Bắc Mỹ phải gánh chịu. Estes viết: “Người thổ dân nghèo không phải vì họ không thể hội nhập vào cuộc sống văn minh. Trước khi người thực dân đến, chúng tôi không bị xem là những người nghèo. Chúng tôi sống sung túc”.
Ngày 29 tháng 12 năm 1890, quân đội Mỹ đã tiến hành một trong những cuộc tàn sát đẫm máu nhất đối với người thổ dân Bắc Mỹ tại Wounded Knee. Tại đây, lính Mỹ đã giết từ 150 đến 300 người thổ dân Lakota vì họ phản đối việc chính phủ áp đặt ranh giới các khu biệt lập. Sau cuộc thảm sát, người dân được mướn đào huyệt để chôn tập thể các nạn nhân. Trên 100.000 người thổ dân bị cưỡng bách phải vào học trong các trường Kitô Giáo. Được Tổng thống Ulysses Grant đề ra năm 1869, chính sách cưỡng bách giáo dục này kéo dài cho đến cuối thế kỷ 20. Cũng như trường hợp thổ dân Úc, trẻ em thổ dân Mỹ bị tách ra khỏi gia đình để đưa đến các trường học. Tại đây, các em phải chịu hàng loạt những lạm dụng, từ cưỡng bách đồng hóa đến lao động và lạm dụng tình dục.
Năm 1973, tại Pine Ridge, khoảng 200 thành viên của Phong trào Thổ dân Mỹ (American Indian Movement), một tổ chức bênh vực quyền dân sự được thành lập năm 1968, đã chiếm khu Wounded Knee để phản đối cuộc đàn áp chính trị do một chủ tịch bộ lạc là ông Dick Wilson chủ xướng. Được Chính phủ Liên bang hậu thuẫn,  Ông Wilson đã thành lập một đội dân quân để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Những người biểu tình đã yêu cầu ông Wilson từ chức và chính phủ liên bang phải tôn trọng các thỏa ước. Sau 71 ngày đối đầu với các lực lượng an ninh, những người biểu tình rút lui khỏi Wounded Knee mà không đạt được yêu cầu là ông Wilson phải từ chức. Có cả chục người biểu tình đã bị giết nhưng Chính phủ Mỹ không muốn can thiệp.
Năm 1977, một người tranh đấu của Phong trào Thổ dân Mỹ lãnh hai bản án chung thân vì đã giết hai nhân viên FBI tại Pine Ridge. Nhiều nhà tranh đấu cho rằng người này chỉ là một tù nhân chính trị.
Ngoài tình trạng nghèo đói, sinh viên tiến sĩ Estes còn cho rằng việc cảnh sát giam giữ và giết người thổ dân cũng gắn liền với chế độ thực dân.
Nhưng nạn nhân chính của nghèo đói, nghiện ngập và thất học tại Pine Ridge vẫn là trẻ em. Cheryl Locke là một cô giáo đã dạy tại đây 16 năm. Chào đời gần Wounded Knee, Cheryl đã ra khỏi khu biệt lập để theo học đại học. Sau khi tốt nghiệp, cô đã trở về sinh quán để phục vụ cộng đồng của mình. Cô giáo này cho biết: các học sinh của cô phải sống trong những điều kiện tồi tàn nhất; nhà thì nhỏ, giường lại không có; nhiều gia đình phải sống chung chạ dưới một mái nhà. Hầu hết các học sinh đến trường trong trạng thái mỏi mệt. Thiếu tài trợ của chính phủ, cô giáo Cheryl chỉ còn trông đợi sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện.
Cha mẹ nghiện ngập, con cái bơ vơ lạc lõng. Đó là tâm trạng của nhiều thanh thiếu niên thổ dân tại Pine Ridge. Nhiều em chỉ còn biết tìm đến cái chết để được giải thoát. Giữa tháng 12 năm 2014 và tháng hai năm 2015, đã có 5 thiếu niên tuổi từ 12 đến 15 tự tử. Người lớn lại càng có nguy cơ tự tử nhiều hơn. Nguyên nhân dĩ nhiên chính là nghèo đói. Nghèo đói dẫn đến nghiện ngập, trộm cắp, buôn bán ma túy và những tội ác khác.
Jerome High Horse, 66 tuổi, hiện đang nỗ lực kiến tạo Pin Rigde một môi trường an toàn cho cư dân vốn đang phải chiến đấu với nghèo đói và những vấn đề khác. Sau giờ làm việc như một kỹ sư, người cha của 7 đứa con này dành giờ nhàn rỗi để thực hiện các dự án từ thiện. Sinh ra và lớn lên cùng với 9 anh chị em trong một ngôi nhà chỉ có 2 phòng ngủ, ông Jerome hiểu được thế nào là nghèo khổ. Nhưng thoát ra khỏi cảnh nghèo và sự quên lãng của chính phủ như ông không phải là điều dễ dàng đối với phần lớn dân chúng tại khu biệt lập này. Ông kể lại những lạm dụng mà các học sinh thổ dân phải trải qua tại các trường của các Giáo hội Kitô. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đã gia nhập quân đội và phục vụ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Năm 2010, ông và vợ ông về hưu. Họ đã trở về Pine Ridge và thành lập một tổ chức từ thiện lấy tên là “Các gia đình cùng làm việc với nhau” (Families Working Together). Tổ chức này thu thập quà tặng từ khắp nơi trên toàn quốc bao gồm tiền bạc, thực phẩm, dụng cụ xây cất và các nhu yếu phẩm khác. Họ đang cố gắng xây nhà hoặc sửa nhà cho những người đang phải sống trong những khu ổ chuột.
Ông nói: “Họ (người Mỹ) đã tìm cách tiêu diệt chúng tôi cho nên mới dồn chúng tôi vào khu biệt lập này. Đây là một nơi để nhốt tù binh. Họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ chết. Nhưng đây là đất nước của chúng tôi. Chúng tôi đã sinh ra từ đất nước này. Do đó, chúng tôi vẫn tồn tại và có mặt ở đây cho tới ngày hôm nay. Chúng tôi vẫn còn hiện diện tại đây”.
(theo:http://www.aljazeera.com/indepth/features/2016/10/life-pine-ridge-native-american-reservation)