Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Chủ nghĩa Phát xít đang trở lại!

 

                       

Timothy Pytell Ph.D

Chu Văn chuyển ngữ

 

Tháng Hai năm 2017, tôi đã cho phổ biến một bài viết với tựa đề “Liệu có một bản năng Phát xít (1) trong mọi người chúng ta không?”  Với tôi, một sử gia Âu Châu thích nghiên cứu về cuộc sát tế người Do thái (trong thời Đệ nhị thế chiến), việc chủ nghĩa Phát xít đang trở lại dưới hình thức của chủ nghĩa dân túy mị dân là điều xem ra rõ ràng. Tôi nhận thức được điều này dạo tháng Tư năm 2016, khi vào chính ngày tôi đang giảng dạy về Mussolini (2) và “hát minh” của ông là chủ nghĩa Phát xít, thì Donald Trump đã đưa ra một lời tuyên bố nổi tiếng rằng ông có thể “đứng ở Đại lộ Số 5 (3) và bắn ai đó” và những người ủng hộ ông vẫn sẽ không rời bỏ ông. Đây là lời giáo đầu cho nhiều tuyên bố nẩy lửa của Trump và tôi đã xem đó như một thứ “nguyên mẫu” của chủ nghĩa Phát xít.

Tôi đã hỏi các sinh viên của tôi: “Tại sao có người lại thốt lên như thế? Ông ta nói điều đó với ai? Lời đó nói với chúng ta điều gì về tâm lý của ông ta?”.

Vài tuần lễ sau, có một chìa khóa gần như đã được hé lộ: Trump đã “tuýt” đi một câu nói của Mussolini (4). Trong suốt năm 2016, tôi đã thấy rõ ràng rằng Trump đã đại diện cho bản năng chạy theo chủ nghĩa Phát xít của người Mỹ. Bài viết của tôi hồi năm 2017 là một cố gắng để gióng lên lời cảnh cáo và kết luận với câu hỏi: “Có phải chủ nghĩa Phát xít đã trở lại không?”

Lúc đó, cuộc tranh luận của giới trí thức tự do xoay quanh câu hỏi liệu Trump giống Hitler hay giống Mussolini hơn. Nhìn lại, đây không phải là câu hỏi cần nêu lên. Mới đây, trong một bài khảo luận, bà Sarah Churchwell cho rằng “Chủ nghĩa Phát xít Mỹ: nó đã xảy ra tại đây” (American Fascism: It Has Happened Here). Đây là một bài viết có giá trị. Tác giả Churchwell cho biết từ lâu bản năng Phát xít của Trump đã gắn liền với tổ chức Ku Klux Klan (5) và kết luận: “Khi tổng thống tuyên bố rằng bỏ phiếu là một “vinh dự” hơn là một quyền lợi và “nói đùa” về việc trở thành tổng thống mãn đời,  khi lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia, chính phủ nỗ lực thêm những loại bản sắc sắc tộc mới vào cuộc kiểm kê dân số được thực hiện 10 năm một lần và khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc trước tình trạng bất công về chủng tộc đã trở thành một cái cớ để ban hành thiết quân luật, chúng ta đang chứng kiến một trật tự Phát xít đang hình thành tại Mỹ” Tôi kêu gọi mọi người hãy đọc bài viết này. Bất cứ điều gì sẽ xảy ra trong cuộc bầu cử sắp tới và hậu chấn của nó, chủ nghĩa Trump, xét như là một phong trào, sẽ xảy ra cho chúng ta dưới hình thức này hay hình thức khác”.

Nhưng tại sao điều đó đã xảy ra? Trump tuyên bố rằng ông có thể bắn ai đó mà vẫn không mất sự ủng hộ. Đây là điều khiến chúng ta phải lo sợ. Những người ủng hộ ông được liên kết với ông bằng những thứ cảm xúc có sức làm lu mờ cuộc tranh luận bằng lý trí. Tôi thường xuyên nghe chương trình  Washington Journal của đài S-SPAN. Những người ủng hộ Trump thường gọi đến để lập luận rằng ông là người được Thiên Chúa gởi đến để cứu nước Mỹ. Đa số những người ủng hộ Trump  là những người Mỹ da trắng không có trình độ đại học. Và những người gọi đến C-SPAN có cùng những cái nhìn như tôi thì lại tỏ ra ngạc nhiên và không hiểu tại sao người Mỹ không thể nhận ra con người thật của Trump. Mặt khác, tôi có một người bạn có trình độ đại học. Người này là một người “cuồng” Trump và mặc cho những cuộc thăm dò chính trị hiện tại, vẫn dứt khoát cho rằng Trump sẽ chiến thắng một cách áp đảo. Ông ta cũng phản bác những lời chỉ trích Trump một cách rất buồn cười. Chẳng hạn, khi những lời miệt thị quân đội của Trump được tung ra, ông liền gởi đi một thước phim chứa đựng những lời nói khôi hài của danh hài Chris Rock và bảo rằng đây là nguồn gốc của những lời tuyên bố của Trump về John McCain khi cho rằng John McCain không phải là anh hùng chiến tranh vì ông ta đã bị bắt làm tù binh. Cứ như thể đây là cách để biện hộ cho lời tuyên bố (của Trump về John McCain).

Một lần nữa, trên đài C-SPAN, một người ủng hộ Trump, một người da trắng trung niên, kể lại câu chuyện về một cuộc họp mặt với các bạn thời trung học. Ông nói rằng (trong cuộc gặp gỡ) mọi người đều ngần ngại không muốn bàn đến chính trị để tránh gây khó chịu (cho người khác). Nhưng té ra là cứ 10 người (tham dự cuộc gặp gỡ) có đến 9 người ủng hộ Trump. Sở dĩ lúc đầu họ cảm thấy do dự là bởi vì, một cách nào đó, họ ý thức rằng lý trí của họ đã đầu hàng trước những cảm xúc đã bị Trump  thu hút.

Trump đã thiết lập được một mối giây liên kết đầy cảm tính với 40 phần trăm người Mỹ. Theo tôi, chính cái bản sắc kỷ ái (narcissistic) đã khiến cho người ta tự đồng hóa với Trump và đây là cốt lõi của sự thu hút của ông.  Trump tuyên bố rằng ông có thể bắn ai đó mà vẫn giữ được sức thu hút của ông hay bốc hốt phụ nữ ở chỗ kín của họ, điều này cho thấy ông đã chạm vào chính những ước muốn vô thức và tư tưởng của hàng triệu người Mỹ. Tính cách thô lỗ, tục tằn và vi phạm luật pháp của ông dẫn dụ những người ủng hộ ông vào việc tự đồng hóa với ông: họ làm như thể họ cũng là Trump!

Cách đây khá lâu, Theodor Adorno, một tác giả chuyên về phân tâm học của Freud, cho rằng một lãnh tụ gãi đúng những ước muốn vô thức của những người ủng hộ mình bằng cách khai thác “đời sống vô thức” của mình. Tác giả nói rằng điều này đã dạy cho nhà lãnh đạo biết cách “sử dụng một cách hợp lý tính phi lý của mình”. Trong ý nghĩa đó, Trump đang chỉ ra cho những người ủng hộ ông một khuôn mẫu qua đó họ có thể thể hiện những ước muốn vô thức của họ. Trump công khai nói lên nội dung của những (ước muốn) của họ. Điều này tạo ra một sự gắn bó sâu xa mà lý trí không thể nào cắt đứt được. Như thế, Trump càng bị phê bình chỉ trích thì sự gắn bó càng thâm sâu. Khi ký giả Bob Woodward hỏi Trump về đặc ân của người da trắng, Trump  trả lời: “ông đã uống nước ngọt Kool-Aid rồi” (6). Câu trả lời  một lần nữa chạm đến những ý nghĩ vô thức của những người ủng hộ ông, bởi vì rất nhiều người ủng hộ ông khinh thường  giới “tinh hoa trí thức”.

Cuối cùng, thái độ tự đồng hóa (với lãnh tụ) là một thái độ vô cùng nguy hiểm bởi vì khi vô thức của những người ủng hộ được khởi động và thả lỏng nó sẽ biến họ thành những kẻ bảo vệ lãnh tụ một cách bạo động như đã xảy ra tại Kenosha (7). Điều đó cũng có nghĩa là chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại với chúng ta dưới hình thức này hay hình thức khác bao lâu ông ta còn sống. Nó cũng có nghĩa là nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm. Chủ nghĩa Phát xít đang xảy ra ngay đây!

 

                                                                             Chu Văn chuyển ngữ

 

Nguyên tác: What is the Appeal of Trumpism,

https://www.psychologytoday.com/au/blog/authoritarian-therapy/202009/what-is-the-appeal-trumpism

 

Timothy Pytell, Ph.D hiện là  Khoa trưởng Phân khoa Sử học tại Đại học California State University, San Bernadino

 

Chú thích của người dịch:

1. Chủ nghĩa Phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào chính trị theo dân tộc chủ nghĩa cực đoan, độc tài, cưỡng chế và đàn áp đối lập.

2. Benito Amilcare Andrea Mussolini (1883-1945), sáng lập viên của Đảng Phát xít Ý, thủ tướng Ý từ năm 1922 đến khi bị truất phế vào năm 1943. Liên kết với Đức và Nhật Bản trong Liên minh thường được mệnh danh là Khối  Trục trong thời Đệ nhị Thế chiến.

3. Đại lộ 5, Fifth Avenue: một trong những khu phố chính của Manhattan, Thành phố New York.

4. Câu nói của Mussolini được Trump “tuýt” lại là: “Thà sống một ngày như một con sư tử còn hơn 100 năm làm một con cừu”

5. Ku Klux Klan: tên của tổ chức hận thù tại Mỹ chủ trương sử dụng khủng bố để thực hiện lý tưởng thượng tôn da trắng.

6. “Drink the Kool-Aid” (uống nước ngọt Kool-Aid): ám chỉ đến giáo phái “Peoples Temple of the Disciples of Christ” (Đền thờ của các môn đệ Chúa Kitô), một giáo phái phát sinh tại Mỹ năm 1955 và kết liễu năm 1978. Thông điệp của giáo phái kết hợp các yếu tố của Kitô giáo với ý thức hệ cộng sản và xã hội chủ nghĩa và đặc biệt nhấn mạnh đến sự bình đẳng chủng tộc. Năm 1978, trên 900 thành viên của giáo phái đã tập trung tại Guyana, Nam Mỹ và sử dụng nước ngọt hiệu “Kool-Aid” có tẩm chất độc cyanide để thực hiện một cuộc tự sát tập thể. Khi Tổng thống Trump nói: “ông đã uống nước ngọt Kool-Aid rồi”, ý muốn nói là Bob Woodward bị ảnh hưởng bởi sự bình đẳng chủng tộc.

7. Kenosha, Tiểu bang Wisconsin: ngày 23 tháng Tám 2020, một người đàn ông da đen tên là Jacob Black bị cảnh sát bắn từ phía sau lưng khiến ông bị tê liệt. Biến cố đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình. Ngày 25 tháng Tám, một thiếu niên 17 tuổi tên là Kyle Rittenhouse đã từ  Tiểu bang Illinois lái xe đến Kenosha và dùng súng AR-15 bắn hạ 2 người biểu tình và làm một người khác bị thương. Cảnh sát đã bắt giữ người thiếu niên. Tổng thống Trump bênh vực người thiếu niên và bảo rằng đây là một hành động tự vệ!

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Bận việc làm người


 


Chu Văn

Một trong những người Việt Nam có nhân cách lớn mà tôi luôn kính trọng và tâm phục khẩu phục là ông Nguyễn Hữu Loan (1916-2010), tác giả của bài thơ nổi tiếng “Màu tím hoa sim” đã được phổ nhạc tại Miền Nam trước năm 1975 và được mọi người Việt Nam ưa thích. Với tôi, ông là người đã dám sống cho sự thật cho đến cùng. Không chấp nhận chế độ dối trá, ông từ bỏ lợi lộc, quyền lực, danh vọng để về quê sống một cuộc đời lam lũ, ngày ngày thồ đá, xẻ củi đi bán để kiếm chút đồng tiền còm nuôi sống vợ con. Thiếu thốn đến độ gần như qun bách, nhưng vẫn không ngừng chiến đấu để luôn được sống thanh bạch. Một vài năm trước khi về cội, từ Thanh Hóa, ông vào Sài Gòn thăm con và tiện dịp ghé thăm một nhà thơ người đồng hương là ông Nguyễn Duy. Tất tả, bận rộn, nhưng khi được nhà thơ Nguyễn Duy hỏi: “Ông bận việc gì nhất?” ông thản nhiên trả lời: “Bận việc làm người”.

Ghi lại cuộc gặp gỡ, nhà thơ Nguyễn Duy đã làm bốn câu thơ tặng ông như sau:

“Ngang tàng...ngang trái...nghênh ngang

Hồn sim tím một chiều hoang bên đời

Người thơ bận việc làm người

Một mai thánh hóa lên trời làm sao” (1)

Một nhân cách lớn khác mà tôi cũng xem như bậc tôn sư là cụ Vương Hồng Sển (1902-1996). Bốn năm trước khi trở về cát bụi, ông đã cho ra đời quyển tạp ghi có tựa đề “Hơn nửa đời hư”. Rồi ở tuổi 92, đúng một năm trước khi nhắm mắt lìa đời, ông lại kể chuyện “Nửa đời còn lại”. Trong cả hai tuyển tập, con người được xem là một nhà văn hóa, học cao hiểu rộng, có vốn sống vô cùng phong phú, vì nhiều năm làm quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia tại Sài Gòn…vậy mà ở cuối đời vẫn tự nhận mình chưa làm nên trò trống gì. Đúng là: ngẫm mình “Hơn nửa đời hư”, “Nửa đời còn lại” còn hư hơn nhiều!

Đã vượt qua ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy”, tôi cũng đang bắt chước cụ Vương Hồng Sển để ngoái cổ nhìn lại đời mình. Suốt cả cuộc đời, tôi thấy mình chẳng làm được trò trống gì hết. Học hành dở dang, sự nghiệp chẳng đâu vào đâu, đụng đến đâu “hư bột hư đường” đến đó!

Tuy nhiên, sau khi đã tính sổ cuộc đời, tôi mới chợt khám phá ra một điều thú vị: trong tất cả mọi thứ tôi đã và đang “làm”, thì “làm người” là khó nhứt và trong các thứ học, học làm người là môn học mà chẳng có ai dám tự vỗ ngực bảo mình đã tốt nghiệp. Còn thoi thóp thở là còn phải học làm người. Khổng Tử đã từng thú nhận “vi nhân nan”, làm người là khó. Làm vương, làm tướng, làm tổng thống, làm quan lớn, làm ông kia bà nọ và ngay cả “làm thánh” đi nữa...có khi cũng chẳng khó bằng “làm người”. Dĩ nhiên, khi nói “làm người”, ai cũng hiểu theo nghĩa  làm người chân thật, lương thiện, tử tế. Chớ còn làm người dối trá, gian manh, tham lam, lừa đảo, bất kể đạo lý…thì đâu có khó.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Loan đã hiểu “làm người” theo nghĩa phải ngày ngày từng phút từng giây chiến đấu chống lại những bản năng thấp hèn trong bản thân để không chiều theo sự dối trá, uốn cong ngòi bút và chạy theo cái đuôi dài của dối trá là tham lam, tàn bạo, độc ác, vô đạo. Khi tuyên bố “bận việc làm người”, nhà thơ muốn nói đến cuộc chiến ấy. “Bận việc làm người” của nhà thơ Nguyễn Hữu Loan chính là  cuộc chiến đấu dai dẳng chống lại sự dối trá và sống chết cho sự thật. Xét cho cùng, “bận việc làm người” là cuộc chiến giữa sự thật và dối trá. Nguyễn Hữu Loan đã chiến đấu cho tới cùng và ông đã chiến thắng.

Gương chiến đấu anh dũng của nhà thơ Nguyễn Hữu Loan và thông điệp ông muốn nhắn gởi cho hậu thế có lẽ vẫn còn có giá trị, nhứt là trong thời đại dịch này. Với tôi, cuộc khủng hoảng toàn cầu do cơn đại dịch Covid-19 đang tạo ra không chỉ là một cuộc chiến chống lại dịch bệnh, mà là một cuộc chiến giữa sự thật và dối trá. Tôi nhận ra cuộc chiến đó qua cung cách đối phó trước đại dịch  của các nhà lãnh đạo quốc gia. Những nhà lãnh đạo quốc gia nào dám nhìn thẳng vào sự thật của mối nguy hiểm chết người do đại dịch gây ra đều đã thành công ít hay nhiều trong cuộc chiến chống lại nó. Từ Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi ở Nam Bán Cầu qua Nam Hàn, Nhật Bản ở Á Châu đến Đức bên Âu Châu...cuộc chiến đã  khởi đầu bằng việc đối diện với sự thật. Các nhà lãnh đạo này không hề sợ mất lòng dân để nói thẳng với họ rằng đại dịch là một mối nguy hiểm chết người. Người dân đã nghe các nhà lãnh đạo cho nên đã tuân thủ các biện pháp phòng chống đại dịch. Đức là một trường hợp rõ ràng nhứt ở Âu Châu. Bị cơn đại dịch tấn công cùng một lúc với các nước Âu Châu khác, nhưng Đức lại có tỷ lệ bị nhiễm và tử vong thấp nhứt chỉ vì ngay từ đầu Thủ tướng Angela Merkel đã dám nói lên sự thật cho dân chúng nghe. Theo kết quả của một cuộc thăm dò mới đây do Trung tâm  R+V Infocenter thực hiện, phần lớn người dân Đức hài lòng với cách đối phó của Chính phủ Merkel đối với đại dịch. Cuộc thăm dò cũng cho thấy những nỗi lo sợ lớn nhứt hiện nay của người dân Đức không còn là khủng bố, di dân và chủ nghĩa cực đoan, mà lại là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Với nhiều người dân Đức, thêm một nhiệm kỳ nữa của Tổng thống Trump sẽ là một cơn ác mộng. Đây là nỗi lo sợ lớn nhứt của người dân Đức hiện nay. Lý do họ đưa ra để giải thích nỗi lo sợ của họ là chính sách đối ngoại gây hỗn loạn cho thế giới  của ông (2).

Tôi không biết bên Mỹ người dân có lo sợ nếu ông Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa không. Nhưng trong tình liên đới nhân loại, nhìn vào cách ông đối phó với đại dịch Covid-19, tôi vừa cảm thấy xót xa vừa phẫn nộ...Có nước nào giàu mạnh bằng Mỹ không? Có nước nào có hệ thống y tế tiến bộ bằng Mỹ không?  Có nước nào có nhiều chuyên gia y tế tài giỏi bằng Mỹ không? Vậy mà tính đến nay, với trên 6 triệu người bị lây nhiễm và trên 190.000 người chết vì Covid-19, Hoa Kỳ đang dẫn đầu thế giới về thương vong do đại dịch gây ra. Lâu nay, người ta cố tìm đủ mọi lý lẽ để biện minh cho sự thất bại của Hoa Kỳ và cách riêng nhà lãnh đạo quốc gia là Tổng thống Trump. Nay khi nhà báo Bob Woodward cho công bố nội dung và nguyên văn những lời phát biểu của Tổng thống Trump trong 18 cuộc nói chuyện giữa hai người kể từ tháng Hai vừa qua, thì sự thật đã rõ như ban ngày: Tổng thống Trump chính là nguyên nhân làm cho nước Mỹ có con số người bị lây nhiễm và tử vong cao nhứt thế giới! Còn biết tôn trọng sự thật, suy nghĩ bằng cái đầu của mình và lắng nghe tiếng nói của lương tâm, liệu có ai dám chối bỏ sự thật phũ phàng ấy không? Nguyên nhân của thảm trạng mà Hoa Kỳ đang trải qua chính là sự dối trá của nhà lãnh đạo quốc gia.

Các cuộn băng thu âm được ghi lại trong những cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Trump và ký giả Woodward (3) đã cho thấy rõ ràng ngay từ tháng Hai, nghĩa là khi đại dịch vừa bùng phát, Tổng thống Trump đã biết mối nguy hiểm giết người của đại dịch Covid-19; ông cũng biết cả việc siêu vi này lây lan qua không khí. Nhưng rồi sau đó, ông nói dối với nhân dân Mỹ rằng Covid -19 chỉ là một cơn cảm cúng thông thường, nó sẽ biến mất như một phép lạ. Và bất chấp những lời cảnh cáo của các chuyên gia y tế, ông xem thường đại dịch và cố tình quy trách nhiệm cho người khác. Người khác đó là Trung Cộng mà ngày nào ông cũng ra rả lên án về sự bưng bít. Người khác đó là “bọn” Dân Chủ và Truyền thông “thổ tả” đã tung ra cú “phỉnh lừa” (hoax) để hạ uy tín của ông. Cho tới nay, Tổng thống Trump vẫn tiếp tục nói dối và xem thường mối nguy hiểm chết người của đại dịch. Thách thức những khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ông tập họp đám đông mà không tuân thủ các biện pháp tối thiểu để phòng ngừa dịch bệnh như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Rất nhiều người tin ở những lời dối trá của ông hơn là những khuyến cáo nghiêm chỉnh của các chuyên gia y tế và rất nhiều người đã chết vì niềm tin ấy cũng như kéo theo cái chết của không biết bao nhiêu người vô tội khác. Liệu có nên nhại lời của ông cố vấn kinh tế Peter Navarro khi ông nói về cái “chết bởi Trung Quốc” (Death by China) để nói về cái “chết bởi những lời dối trá của Tổng thống Trump” không?

Trong các chương trình phát thanh “Tự lực Bookstore” hay trong các cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan truyền thông của người Việt ở Mỹ, nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở Little Sài Gòn thường trích dẫn một câu nói của ai đó: lời nói của một quân vương nhẹ như tơ, nhưng lại dẻo dai đến độ có thể trở thành một sợi thòng lọng siết cổ người khác. Biện hộ cho Tổng thống Trump, rất nhiều người dường như muốn mượn lời của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu “đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm” để bảo rằng đừng quan tâm đến những lời nói dối của Tổng thống Trump mà hãy nhìn vào thành quả ông đạt được.

Tôi không có đủ chuyên môn để thẩm định về những thành quả kinh tế, đối nội, đối ngoại của Tổng thống Trump. Trước mắt, tôi chỉ thấy một sự thật hiển lộ rành rành là: những lời dối trá của ông đã và đang gây ra cái chết của không biết bao nhiêu người Mỹ!

Dối trá, độc tài và độc ác luôn đi đôi với nhau. Để che dấu sự thật về tội ác của mình, bạo chúa Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh “đốt sách, chôn học trò”. Không rõ đâu là nguyên nhân của trận hỏa hoạn tàn phá cổ thành La Mã vào năm 59 sau Công nguyên, nhưng nhiều sử gia sống chỉ cách biến cố vài chục năm cho rằng bạo chúa Nero đã quy trách trận hỏa hoạn cho các tín hữu Kitô tiên khởi để có cớ bách hại và tàn sát họ. Trong Thế kỷ 20 vừa qua, bất cứ một bạo chúa nào, từ Hitler đến Stalin qua các chế độ cộng sản hiện hành...tất cả đều cai trị bằng sự dối trá. Cái chết của không biết bao nhiêu nạn nhân trong các chế độ độc tài đều là cái “chết bởi sự dối trá” của các nhà độc tài.

Là một người công giáo, tôi thường nhìn vào các thảm kịch của nhân loại dưới ánh sáng của những trang đầu tiên trong quyển Kinh Thánh của Do Thái và Kitô giáo. Câu chuyện được ghi lại ngay từ những trang đầu tiên của Kinh Thánh nói với tôi rằng dối trá là nguyên nhân dẫn đến mọi thảm họa cho nhân loại. Ông bà nguyên tổ loài người sa đọa chỉ vì nghe theo lời dối trá của ma quỷ.

Năm lên bảy tuổi, tôi đã có “đủ trí khôn” để biết phân biệt thiện ác, lành dữ. Cứ mỗi hai tuần hay tối thiểu mỗi tháng một lần, bà mẹ đạo đức của tôi dùng roi lùa tôi vào nhà thờ để xưng tội với ông cha sở. Duyệt qua “mười điều răn Đức Chúa Trời”, có những tội như thờ phượng và kính mến Đức Chúa Trời và nhứt là những  tội liên quan đến tính dục và tình dục, tôi chẳng hiểu gì cả. Duy chỉ có một tội được ghi trong điều răn thứ tám là nói dối, thì hầu như lần xưng tội nào tôi cũng đều xưng thú “khi ít khi nhiều lúc nào cũng có”. Nghiệm lại, tôi nhận thấy hễ “có đủ trí khôn” để biết phân biệt lành dữ, thiện ác thì ngay cả một đứa trẻ 7 tuổi cũng ý thức được rằng dối trá là một điều xấu và rằng trưởng thành là cố gắng không ngừng để sống chân thật.

Ngày nay, sau hơn 70 năm cuộc đời, mượn câu nói của thi sĩ Nguyễn Hữu Loan “bận việc làm người” để nhìn lại cuộc hành trình làm người của mình, tôi cảm nhận được rằng dối trá lúc nào cũng làm cho tôi bớt là “người” hơn. Trong hơn bốn năm nói dối hơn 20 ngàn lần, mỗi ngày nói dối trên dưới 15 lần và nhứt là những lời nói dối chết người, dù có làm tổng thống của một siêu cường đi nữa, tôi cũng sẽ mãi mãi là một thằng người gỗ không có trái tim.

 

 

 

 

Chú thích:

1.Nguyễn Duy, Thương nhớ Hữu Loan 

2.Germans fear Donald Trump more than coranavirus https://www.dw.com/en/germans-fear-donald-trump-more-than-coronavirus/a-54882818

3. Thời Sự 247 Với Đỗ Dzũng | 12/09/2020 | SETTV www.setchannel.tv

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:

1.Thương nhớ Hữu Loan http://amvc.fr/Damvc/GioiThieu/HuuLoan/ThuongNhoHuuLoan.htm

 

 

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Đi tìm cốt lõi của Đạo



Chu Văn

 
Theo dõi các sinh hoạt tôn giáo ở Mỹ, tôi thấy có một sự kiện khác thường: đứng đầu danh sách những diễn giả trong Đại hội của Đảng Cộng Hòa là một chức sắc tôn giáo có uy thế tại Hoa Kỳ. Vị chức  sắc đó là Hồng y Timothy Dolan, Tổng giám mục công giáo giáo phận New York. Thông thường, trong các cuộc bầu cử, để tránh gây chia rẽ trong cộng đồng tín hữu, các chức sắc công giáo chỉ đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn để giúp người công giáo tự do định đoạt lá phiếu của mình, chớ không trực tiếp can dự vào. Nhưng trong cuộc bầu cử lần này, Hồng y Dolan đã công khai bày tỏ sự ủng hộ dành cho Đảng Cộng Hòa và cách riêng Tổng thống Donald Trump. Trên tòa giảng của nhà thờ chính tòa St Patrick  ở New York, vị hồng y được xem là nhà lãnh đạo công giáo có thế giá nhứt tại Hoa Kỳ đã không hết lời khen ngợi chính phủ của Tổng thống Trump (1).
Giáo hội Công giáo tại Hoa Kỳ hiện có trên 70 triệu tín hữu, tức chiếm đến 22 phần trăm dân số. Đây là cộng đồng tôn giáo lớn nhứt tại Hoa Kỳ. Với thế giá của ông, chắc chắn tiếng nói của Hồng y Dolan có một trọng lượng đáng kể đối với các tín hữu công giáo Mỹ và như vậy có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử sắp tới. Một cuộc thăm dò do Đài truyền hình Công giáo Mỹ EWTN thực hiện hồi cuối năm ngoái cho thấy có 52 phần trăm người công giáo “thuần thành”  ủng hộ Tổng thống Trump, 53 phần trăm những người công giáo này cho biết họ sẽ  dứt khoát bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử sắp tới. 12 phần trăm tuyên bố rất có thể sẽ dồn phiếu cho ông (2).
Sự ủng hộ dành cho Tổng thống Trump nơi cộng đồng công giáo Việt Nam ở Mỹ cũng như tại Úc Đại Lợi nơi tôi đang sống cũng rất cao. Phần lớn những người công giáo đồng đạo tại Úc mà tôi có dịp trao đổi với  đều ủng hộ Tổng thống Trump. Lập trường của người công giáo Việt Nam hải ngoại nói chung cũng được phản ảnh rất rõ ràng qua báo mạng “Thông tấn xã công giáo Vietcatholic”.
Hai nguyên tắc thường được người công giáo Mỹ và người công giáo Việt Nam ở hải ngoại dựa vào để nói lên lập trường của mình là chống phá thai và chống hôn nhân đồng tính.
Về việc xem chống phá thai như nguyên tắc chỉ đạo duy nhứt trong việc ủng hộ một ứng cử viên hay một đảng phải, tôi có tìm hiểu lập trường của nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo là Đức giáo hoàng Phanxicô. Phản ứng trước cái chết thảm thương của một người Mỹ gốc Phi Châu là ông George Floyd dạo tháng Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã nhắn nhủ người công giáo Mỹ  rằng không thể vừa chống phá thai vừa đồng lõa với kỳ thị chủng tộc. Ngài nói: “Chúng ta không thể  dung thứ hay nhắm mắt làm ngơ trước chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và loại trừ (người khác) dưới bất cứ hình thức nào và tuyên bố bảo vệ sự thánh thiêng của mọi mạng sống con người” (3).
Về hôn nhân đồng tính hay người đồng tính nói chung, tôi cũng tìm đến Đức Phanxicô như một điểm quy chiếu. Khi được hỏi Ngài nghĩ gì về người đồng tính, Đức Phanxicô đã nói một câu để đời: “Tôi là ai để phán xét họ?”. Trong thông điệp đầu tay có tựa đề “Niềm vui của Tin Mừng”, nhà lãnh đạo tinh thần của hơn một tỷ người công giáo viết rằng Ngài thà thấy một Giáo hội “bị dằn xóc, tổn thương và dơ bẩn vì hòa mình trên đường phố hơn là một Giáo hội bệnh hoạn vì đóng khung và bám chặt lấy sự an toàn của mình”. Theo Ngài, một trong những triệu chứng của một Giáo hội đóng khung là Giáo hội ấy làm cho các tín hữu Kitô bám chặt lấy “các luật lệ biến chúng ta thành những quan tòa độc ác”.
Giải thích câu nói “Tôi là ai để phản xét họ?”, Ngài nhấn mạnh đến  đức tính nền tảng nhứt làm nên căn tính của một tín hữu Kitô: đó là lòng nhân ái. Ngài cho rằng thế giới đã quên hẳn ý nghĩa của lòng nhân ái và chính vì quá khắt khe trong việc lên án người khác cho nên con người không muốn bày tỏ lòng nhân ái với người khác. Theo Ngài, lòng nhân ái là chìa khóa để xây dựng một thế giới hòa bình hơn. Ngài nói: “Nếu tất cả chúng ta, mọi dân tộc, mọi gia đình, mọi nơi chốn đều có thái độ này (lòng nhân ái) thì thế giới sẽ hòa bình biết bao, tâm hồn chúng ta sẽ bình an biết bao, bởi vì lòng nhân ái mang lại cho chúng ta hòa bình. Xin hãy nhớ: Tôi là ai để phán xét họ?” (4).
Ngoài chiến dịch chống phá thai và chống hôn nhân đồng tính, những lời “đe dọa” của Tổng thống Trump có lẽ cũng có sức tạo ra một chấn động mạnh trên suy nghĩ của người công giáo. Chẳng hạn như mới đây ông tuyên bố rằng nếu ứng cử viên dân chủ Joe Biden mà thắng cử vào tháng Mười Một tới đây, thì ông ta “sẽ tước súng ống của quý vị, dẹp bỏ Tu Chính Án Thứ Hai. Sẽ không còn tôn giáo, không còn bất cứ điều gì”. Tổng thống Trump khẳng định rằng ông Joe Biden “làm tổn thương Kinh Thánh. Làm tổn thương Thiên Chúa.” (5).
Tôi không biết ông Joe Biden “ngủ gật” như hỗn danh Tổng thống Trump đã tặng cho ông, có đủ năng lực để dẹp bỏ tôn giáo, làm tổn thương Kinh Thánh hay chống báng Thiên Chúa không. Ngay cả các chế độ cộng sản vô thần mà còn chưa làm được nữa là! Hãy về cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà xem: có thời nào nhà thờ nguy nga, hoành tráng mọc lên như nấm như ngày nay không? Có bao giờ các nhà thờ đông nghẹt người công giáo như ngày nay không? Có bao giờ ở Việt Nam số linh mục và tu sĩ đông như ngày nay không? Có nơi nào Kinh Thánh được in ra nhiều và rẻ như bèo như ở Việt nam như hiện nay không?
Thật ra, đâu cần phải có một Joe Biden “ngủ gật” mới “làm tổn thương Kinh Thánh hay Thiên Chúa”. Ngày nay, nếu Tổng thống Trump chịu khó mỗi ngày chúa nhựt đi dạo chơi đến các nhà thờ của Kitô Giáo trên toàn nước Mỹ, tại Âu Châu hay tại Úc Đại Lợi của tôi, ông sẽ thấy một thực tế rất phũ phàng: ngoại trừ một số nhà thờ dành cho các sắc dân như Việt nam, các nhà thờ ngày càng trống người!  Các con số thống kê cho thấy rằng tôn giáo lớn mới nhứt trên thế giới hiện nay là tôn giáo “không có tôn giáo” hay đúng hơn tôn giáo không thuộc một tôn giáo có tổ chức nào. “Không thuộc tôn giáo nào” là nhóm tôn giáo lớn thứ nhì tại Bắc Mỹ và Âu Châu. Riêng tại Hoa Kỳ, con số “tín đồ” của tôn giáo “không có tôn giáo” này chiếm đến gần một phần tư dân số và con số này ngày càng gia tăng nơi giới trẻ (6).
Tuy là người có niềm tin tôn giáo, tôi không cảm thấy bi quan khi theo dõi hiện tượng “tôn giáo không có tôn giáo này”. Tôi không bi quan là bởi vì những người “không có tôn giáo” không đương nhiên là những thành phần “xấu” trong xã hội. Họ vẫn có một ý thức cao về đạo đức và lương thiện. Theo một cuộc nghiên cứu mới đây do Trung tâm Pew Research Center tại Hoa Kỳ thực hiện, chỉ có 44 phần trăm người Mỹ cho rằng cần phải tin vào Thiên Chúa để “sống lương thiện và có những giá trị tốt”. Trái lại có đến 56 phần trăm những người được thăm dò ý kiến lại nghĩ rằng bạn có thể là người tốt và có những giá trị tốt ngay cả khi bạn là một người vô thần.
Đây là một thực tế có thể chứng minh được tại những nước bị “tục hóa” nhứt thế giới, tức có tỷ lệ những người không thuộc tôn giáo nào  cao nhứt thế giới như Thụy Điển, Nhựt Bản và Hòa Lan. Đây là những nước an toàn nhứt, hài hòa nhứt, nhân bản nhứt, với tỷ lệ sát nhân thấp nhứt, tội ác bạo động thấp nhứt, tử xuất của trẻ em thấp nhứt, con số tù nhân thấp nhứt...Trái lại, những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng, sát nhân, bất bình đẳng, đàn áp chính trị và bạo động cao nhứt như Colombia, El Salvador và Jamaica ở Nam Mỹ hay Phi Luật Tân ở Á Châu...là những nước có đông dân số có tôn giáo cao nhứt, cách riêng Kitô Giáo. Riêng tại Hoa Kỳ, các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy những tiểu bang có tỷ lệ “tin Chúa” cao nhứt như Louisiana, Arkansas và Alabama...là những nơi có tỷ lệ tội ác bạo động và những “căn bệnh xã hội” khác cao hơn những tiểu bang “ít tôn giáo” hơn như Vermont, Massachusetts và Oregon.
Các con số thống kê cũng cho thấy sự giảm sút tôn giáo hay niềm tin nơi Thiên Chúa không đương nhiên dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức. Hòa Lan là một điển hình. Tại nước này, tỷ lệ “không tôn giáo” ngày càng cao thì tỷ lệ sát nhân ngày càng giảm. Vào giữa Thế kỷ 15, cứ trong 100.000 dân thì có đến 47 vụ sát nhân. Đó là thời kỳ cực thịnh của tôn giáo tại thành phố này. Ngày nay, con số người có tôn giáo ngày càng  giảm, trong 100.000 dân thì chỉ có 2 vụ sát nhân.
Nhìn chung và tính trung bình, trong những xã hội ngày càng tục hóa, những người không có tôn giáo hay vô thần tỏ ra ít kỳ thị chủng tộc hơn những người “có đạo”. Họ cũng sống lương thiện hơn và khoan nhượng hơn đối với những người bất đồng quan điểm với mình. Nói cho cùng, những người không có tôn giáo không đương nhiên là những người vô đạo. Họ cũng có thể và cảm thấy phải sống theo những đòi hỏi căn bản của đạo làm người là đồng cảm, cảm thông và thương người như thể thương thân (7).
Đặt vào giữa bức tranh của những xã hội không có tôn giáo nhưng lại có ý thức cao về đạo đức và lương thiện, câu nói để đời của Đức Phanxicô “tôi là ai để phán xét họ?” đưa tôi vào cái cốt lõi của đạo hay của bất cứ tôn giáo nào. Cốt lõi đó chính là lòng nhân ái.
Làm một người công giáo hay tín hữu Kitô như tôi không chỉ có nghĩa là cầm quyển  Kinh Thánh giương cao lên trước cửa nhà thờ để chụp hình hay oang oang tuyên bố chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính hay ngay cả vỗ ngực tự xưng mình là người bảo vệ tôn giáo rồi tha hồ dối trá, lừa đảo, gian manh,hận thù .. mà trước tiên và thiết yếu là phải thực thi lòng nhân ái. Thiếu lòng nhân ái, như Đức Phanxicô đã nói, tôi sẽ là một “quan tòa độc ác” đối với người đồng loại hay nói nhà tư tưởng đầu tiên của Kitô Giáo là thánh Phaolô, một thứ “thanh la não bạt phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1 Cor 13,1).
 
Chú thích: